[REVIEW SÁCH] - Phân Tích Thị Trường Chứng Khoán

Sách Phân tích chứng khoán Security Analysis của Graham và Dodd phiên bản 6 này đã được cải tiến rất nhiều so với 5 phiên bản trước. Tại phiên bản mới nhất này, quyển sách đã được bổ sung các bài tiểu luận trình bày cách thực hành của các nhà đầu tư giá trị hàng đầu thế giới, khiến giá trị của tác phẩm này càng trở nên quý giá. Ở phiên bản này, Phân tích chứng khoán được Morris Smith – Nhà đầu tư cá nhân hàng đầu đánh giá là phiên bản tuyệt vời nhất mà các nhà đầu tư nhất định phải đọc.

[REVIEW SÁCH] - Phân Tích Thị Trường Chứng Khoán
Vtrade_Admin

06:45, 10/09/2021

394

VIEW

Với 8 chương sách, Phân tích chứng khoán không chỉ đưa ra những bài học vô giá trong đầu tư giá trị mà còn khiến các nhà đầu tư có được sự tỉnh táo, lựa chọn khôn ngoan khi đối mặt với sự biến động thất thường trong quá trình đầu tư.

1. Hình ảnh sách Phân Tích Chứng Khoán Security Analysis

Sách Phân Tích Chứng Khoán Benjamin Graham Security Analysis

Sách Phân Tích Chứng Khoán Benjamin Graham Security Analysis

2. Thông tin sách Phân Tích Chứng Khoán Security Analysis

  • Công ty phát hành: Alpha Books
  • Số trang: 828
  • Tác giả: Benjamin Graham, David L. Dodd
  • Ngày xuất bản: 04-2018
  • Nhà xuất bản: Lao Động

 

3. Giới thiệu sách Phân Tích Chứng Khoán Security Analysis

Warren E. Buffett viết: Trong thư viện đầy ắp sách của mình, có 4 cuốn tôi đặc biệt trân trọng và chúng đểu được viết cách đây 50 năm. Dù đã được viết rất lầu, đến giờ đọc lại, chúng vẫn mang lại cho tôi những giá trị to lớn.

Các trang giấy có thể cũ đi, nhưng sự thông thái trong những tác phẩm đó mãi trường tồn cùng thời gian.
Hai trong số 4 cuốn sách này là The Wealth of Nations (tạm dịch: Sự phồn thịnh của các quốc gia) (1776) của Adam Smith và cuốn The Intelligent Investor (tạm dịch: Nhà đầu tư thông minh) (1949) của Benjamin Graham. Cuốn thứ ba là phiên bản gốc của cuốn sách bạn đang cẩm trong tay, Phân tích chứng khoán của Graham và Dodd. Tôi đã đọc cuốn sách này trong thời gian còn ở Đại học Columbia vào năm 1950-1951, khi tôi may mắn nhận được sự chỉ bảo của Ben Graham và David Dodd. Cuốn sách và hai người thấy này đã thay đổi cuộc đời tôi.

Về mặt lợi ích thực tế, những nội dung tôi được học đã trở thành nền tảng cho tất cả những quyết định đầu tư và kinh doanh sau này. Trước khi gặp Ben và Dave, tôi đã có khoảng thời gian thú vị với thị trường chứng khoán. Trước khi mua cổ phiếu đầu tiên năm 11 tuổi, tôi phải dành thời gian tiết kiệm đủ số tiền 115 đô-la và đã đọc mọi cuốn sách liên quan đến thị trường chứng khoán ở Thư viện Công cộng Omaha. Tôi thấy rất nhiều cuốn hấp dẫn và thú vị, nhưng không cuốn nào thực sự hữu ích.

Cuộc phiêu lưu tìm kiếm trí tuệ của tôi kết thúc khi gặp Ben và Dave, đẩu tiên là qua các bài viết, sau đó là gặp gỡ trực tiếp. Họ vẽ ra một bản đồ đầu tư mà tôi đã theo đuổi 57 năm qua và không cần phải tìm bất cứ tấm bản đồ chỉ đường nào nữa trong đầu tư.

Bên cạnh các ý tưởng Ben và Dave chỉ dạy, họ còn là những người bạn, khích lệ và tin tưởng tôi. Họ quan tâm mà không mong báo đáp từ một sinh viên trẻ, đó đơn thuần là sự giúp đỡ một chiểu không toan tính. Đây cũng là điểm tôi ngưỡng mộ nhất ở hai ông. Họ không chỉ bẩm sinh đầy thông thái và trí tuệ, mà còn là những người rộng rãi và tốt bụng.

Những kẻ hay làm việc xấu chắc hẳn sẽ bối rối bởi hai người đàn ông này. Ben và Dave đã giảng dạy hàng nghìn đối thủ tiềm năng, trẻ tuổi như tôi. Đó là những người sẽ tìm mua các cổ phiếu giá hời hoặc tham gia vào giao dịch chênh lệch giá, đồng thời trực tiếp cạnh tranh với công ty đầu tư Graham-Newman của Ben.

Hơn nữa, Ben và Dave còn sử dụng các ví dụ đầu tư thực tế trong lớp học và các bài viết của mình, và thực tế đã làm thay đổi công việc của chúng tôi. Cách hành xử và các ý tưởng của họ gầy ấn tượng sầu sắc trong tôi và rất nhiều bạn học cùng lớp khác. Chúng tôi được dạy không chỉ đẩu tư thông minh mà còn phải sống thông minh.

Bản sao cuốn Phân tích chứng khoán trong thư viện cá nhân mà tôi từng sử dụng khi còn theo học ở Đại học Columbia là phiên bản năm 1940. Chắc chắn, tôi đã đọc nó ít nhất 4 lần và hiển nhiên nó rất đặc biệt. Nhưng hãy để tôi đề cập tiếp tựa sách thứ tư, cái còn quý giá hơn.

Năm 2000, Barbara Dodd Anderson, con gái duy nhất của Dave, trao cho tôi phiên bản năm 1934 của cuốn Phân tích chứng khoán với hàng trăm ghi chú ở lề sách. Chúng là nét chữ của Dave khi ông đang chuẩn bị xuất bản phiên bản hiệu chỉnh 1940. Không món quà nào có ý nghĩa hơn thế với tôi.

4. Mục lục sách Phân Tích Chứng Khoán Security Analysis

  • Lời nói đầu
  • Lời tựa cho Phiên bản thứ 6
  • Lời tựa cho Phiên bản thứ 2
  • Lời tựa cho Phiên bản đầu tiên
  • Giới thiệu Phiên bản thứ 6
  • Dẫn nhập vào Phiên bản thứ 2
  • PHẦN I. KHẢO SÁT VÀ CÁCH TIẾP CẬN
  • CHƯƠNG 1. Phạm vi và hạn chế của phân tích chứng khoán khái niệm giá trị nội tại
  • CHƯƠNG 2. Các yếu tố căn bản trong vấn đề của phân tích Định lượng và định tính
  • CHƯƠNG 3. Các nguồn thông tin
  • CHƯƠNG 4. Những khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ
  • CHƯƠNG 5. Phân loại chứng khoán
  • PHẦN II. CẮC LỰA CHỌN ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ CỐ ĐỊNH
  • Giới thiệu Phân II
  • CHƯƠNG 6. Chọn lựa chứng khoán đầu tư giá trị cố định
  • CHƯƠNG 7. Chọn chứng khoán đầu tư giá trị có định: Nguyên tắc thứ hai và thứ ba
  • CHƯƠNG 8. Các tiêu chuẩn cụ thể cho đầu tư trái phiếu
  • CHƯƠNG 10. Các tiêu chuẩn cụ thể cho đầu tư trái phiếu (tiếp)
  • CHƯƠNG 11. Kỹ thuật chọn cổ phiếu ưu đãi để đầu tư
  • CHƯƠNG 12. Trái phiếu thu nhập và chứng khoán bảo lãnh
  • CHƯƠNG 13. Chứng khoán bảo lãnh (tiếp)
  • CHƯƠNG 14. Giao kèo có tính bảo vệ và các đền bù cho người giữ chứng khoán ưu tiên
  • CHƯƠNG 15. Giao kèo bảo đảm (tiếp)
  • CHƯƠNG 16. Giám sát các khoản đầu tư
  • PHẦN III. CHỨNG KHOÁN ƯU TIÊN CAO VÔI ĐẶC TÍNH ĐẦU CƠ
  • Giới thiệu Phần III
  • CHƯƠNG 17. Chứng khoán đặc quyền
  • CHƯƠNG 18. Đặc tính kỹ thuật của chứng khoán ưu tiên cao đặc quyền
  • CHƯƠNG 19. Khía cạnh kỹ thuật của chứng khoán chuyển đổi
  • CHƯƠNG 20. Chứng khoán ưu tiên cao có tính an toàn đáng ngờ
  • PHÀN IV. LÝ THUYẾT ĐÀU TƯ CỔ PHIÉU PHỔ THÔNG – YẾU TỐ CỔ TỨC
  • Giới thiệu Phần IV
  • CHƯƠNG 21. Lý thuyết đầu tư cổ phiếu phổ thông
  • CHƯƠNG 22. Các tiêu chuẩn mới trong đầu tư cổ phiếu
  • CHƯƠNG 23. Yếu tố cổ tức trong phân tích cổ phiếu phổ thông
  • PHẦN V. PHÂN TÍCH TÀI KHOẢN THU NHẬP – YÉU TỐ THU NHẬP TRONG ĐỊNH GIÁ CÔ PHIÉU PHỔ THÔNG
  • Giới thiệu Phần V
  • CHƯƠNG 24. Phân tích tài khoản thu nhập
  • CHƯƠNG 25. Thua lỗ bất thường và những hạng mục đặc biệt khác trong tài khoản thu nhập
  • CHƯƠNG 26. Các thủ thuật sai lệch trong tài khoản doanh thu thu nhập của công ty con
  • CHƯƠNG 27. Mối liên hệ giữa khấu hao và những chi phí tương tự
  • CHƯƠNG 28. Tắm quan trọng của lịch sử thu nhập
  • CHƯƠNG 29. Các lý do cụ thể để nghi ngờ hay từ chối số liệu quá khứ
  • CHƯƠNG 30. Hệ số giá – thu nhập cổ phiếu phổ thông điều chỉnh theo thay đổi cơ cấu vốn hóa
  • CHƯƠNG 31. Cấu trúc vốn hóa
  • CHƯƠNG 32. Cổ phiếu giá thấp phân tích nguồn thu nhập
  • PHẦN VI. PHÂN TÍCH BÀNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – Ý NGHĨA CỦA GIÁ TRỊ TÀI SẢN
  • Giới thiệu Phần VI
  • CHƯƠNG 33. Phân tích bảng cân đối kế toán – tầm quan trọng của giá trị sổ sách
  • CHƯƠNG 34. Tầm quan trọng của giá trị tài sản ngắn hạn
  • CHƯƠNG 35. Ý nghĩa của giá trị thanh lý – quan hệ giữa cổ đông và ban giám đốc
  • CHƯƠNG 36. Phân tích bảng cân đối kế toán (kết luận)
  • PHÀN VII. CÁC KHÍA CẠNH BỔ SUNC CỦA PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN – NHỮNG SAI BIỆT GIỮA GIÁ CẢ VÀ GIÁ TRỊ
  • Giới thiệu Phần VII
  • CHƯƠNG 37. Chi phí huy động vốn và quản lý
  • CHƯƠNG 38. Vài khía cạnh của mô hình kim tự tháp doanh nghiệp
  • CHƯƠNG 39. Phân tích so sánh các công ty cùng ngành
  • CHƯƠNG 40. Sai biệt giữa giá và giá trị
  • CHƯƠNG 41. Sai biệt giữa giá và giá trị (tiếp)
  • CHƯƠNG 42. Phân tích thị trường và phân tích chứng khoán
  • PHÀN VIII. ĐẰU TƯ GIÁ TRỊ TOÀN CẰU
  • Chu du cùng Graham và Dodd
  • Về phiên bản này
  • Lời cảm ơn
  • Về các tác giả tham gia đóng góp

NỘI DUNG SÁCH

5. Nội dung sách Phân Tích Chứng Khoán Security Analysis (đọc thử)

Lời tựa cho Phiên bản thứ 6
SỰ THÔNG THÁI TRƯỜNG TỒN CỦA GRAHAM VÀ DODD

75 năm sau ngày Benjamin Graham và David Dodd viết cuốn Phân tích chứng khoán, những nhà đầu tư giá trị thời nay vẫn nặng lòng biết ơn họ. Graham và Dodd là hai nhà tư tưởng cần mẫn và sâu sắc đến lạ thường, những người đã mang đến trật tự cho thế giới tài chính hoang sơ tăm tối vào thời của họ.

Kể từ thời điểm đó, họ đã thắp sáng con đường cho các nhà đầu tư giá trị. Ngày nay, cuốn Phân tích chứng khoán vẫn là tấm bản đỗ vô giá để nhà đầu tư định hướng trong quá trình tham gia vào thị trường tài chính bất đoán, thường xuyên biến động và đôi khi đầy quỷ quyệt.

Được ví như “cuốn Kinh thánh của đầu tư giá trị”, Phân tích chứng khoán là tác phẩm hoàn chỉnh và chi tiết, đầy ắp sự thông thái cho các thế hệ.

Dù rất nhiều ví dụ đã lỗi thời, nhưng bài học trong sách luôn trường tồn cùng thời gian. Và dù lối hành văn có thể khô cứng, độc giả vẫn phát hiện ra các ý tưởng giá trị trong hầu như mọi trang sách.

Thị trường tài chính đã thay đổi theo cách không tưởng từ năm 1934, nhưng phương pháp đầu tư của Graham và Dodd vẫn còn nguyên tính ứng dụng tuyệt vời đến ngày nay.

Ngày nay cũng như trong thời đại của Graham và Dodd, đẩu tư giá trị là phương pháp mua chứng khoán hay tài sản với giá trị thấp hơn giá trị của chúng. Nói cách khác là bỏ 50 xu để mua 1 đô-la. Đầu tư vào các cổ phiếu giá hời tạo ra “biên độ an toàn” – đó là dư địa cho các sai lầm, thiếu chính xác, thiếu may mắn hoặc chu kỳ thăng trầm của nền kinh tế và thị trường cổ phiếu.

Trong khi vài người có thể ngộ nhận khi coi đầu tư giá trị là công cụ kỹ thuật để nhận diện các món hời, thì nó thực sự là một triết lý đầu tư toàn diện nhấn mạnh vào việc thực hiện phân tích cơ bản chuyên sâu, theo đuổi các kết quả đầu tư dài hạn, giới hạn rủi ro, kháng lại tâm lý đám đông.

Rất nhiều người dấn thân vào thị trường cổ phiếu với mục đích kiếm tiền nhanh. Định hướng này mang tính đầu cơ nhiều hơn đầu tư, dựa trên hy vọng rằng giá cồ phiếu sẽ tăng dù giá trị của nó là gì đi nữa.

Nhà đẩu cơ nhìn chung xem cổ phiếu là những mảnh giấy để giao dịch qua lại, ngờ nghệch tách chúng ra khỏi thực tế kinh doanh của doanh nghiệp và các tiêu chí định giá.

Cách tiếp cận dầu cơ không để tầm hoặc quan tâm rất ít đến rủi ro sụt giá, đặc biệt phổ biến ở những thị trường đang tăng trưởng. Trong các giai đoạn tăng trưởng nóng, rất ít người đủ tính kỷ luật để tuân theo những tiêu chuẩn định giá và phòng tránh rủi ro chặt chẽ, nhất là khi hầu hết những người không tuần theo tiêu chuẩn này lại trở nên giàu có rất nhanh.

Rốt cuộc thì sẽ rất dễ lầm tưởng rằng ai đó thực sự tài năng trong thị trường tăng giá đều đặn.

Trong vài năm trở lại đây, vài người đã cố mở rộng định nghĩa thuật ngữ đầu tư sang bất kỳ tài sản nào tăng giá gần đây, hoặc có thể sẽ sớm tăng giá, ví dụ các tác phẩm nghệ thuật, tem quý, bộ sưu tập rượu vang. Các vật phẩm này không có giá trị cơ bản chắc chắn, không tạo ra bất kỳ dòng tiền hiện tại hay tương lai nào, phụ thuộc hoàn toàn vào cái nhìn của người mua, chúng rõ ràng là các khoản đầu cơ hơn là đầu tư.

Trái ngược với phương pháp thu lợi nhanh của giới đầu cơ, nhà đầu tư thể hiện tâm lý ngại rủi ro bằng cách cố gắng tránh lỗ. Nhà đầu tư ngại rủi ro là người cho rằng thiệt hại từ một khoản lỗ không thể bù đắp bằng khả năng có được một khoản sinh lợi với giá trị tương đương.

Khi bất kỳ ai trong chúng ta tích lũy được chút ít vốn, ích lợi nho nhỏ từ lợi nhuận thường bị lu mờ bởi nỗi đau thua lỗ (Mất tiền, như Graham ghi chú, có thể tạo ra tâm lý rối loạn. Sự căng thằng từ thiệt hại tài chính gây ra bởi sự thua lỗ vừa trài qua hoặc nỗi sợ thua lổ nhiễu hơn có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng tận dụng cơ hội xuất hiện tiếp theo của chúng ta. Nếu một cồ phiếu bị định giá thấp mất giá phân nửa trong khi các chỉ sỗ cơ bản – sau khi kiểm tra và tái kiểm tra – xác nhận không thay đổi, chúng ta nên tận hưởng cơ hội này bằng cách mua nhiều các cổ phiếu “đại hạ giá”. Nhưng nếu giá trị tài sản ròng của chúng ta đã sụt giảm cùng với giá cổ phiếu, có thể khó khăn vể tâm lý để nắm lấy cơ hội này.). Hãy tưởng tượng bạn phản ứng ra sao khi nhận được đề nghị tham gia trò chơi tung đồng xu với kết quả gia tăng gấp đôi giá trị bỏ ra hoặc thua tất cả. Ngại rủi ro khiến hầu hết mọi người đều từ chối tham gia trò cờ bạc này. Tâm lý ngại rủi ro đó đã ăn sâu vào bản chất loài người. Tuy nhiên, rất nhiều người đã vô tình bỏ qua tâm lý ngại rủi ro này khi tiếng còi báo hiệu các cơ hội đầu cơ thị trường vang lên.

Nhà đầu tư giá trị không xem chứng khoán là các công cụ đầu cơ, mà là các khoản sở hữu một phần, hoặc các khoản cho vay ở các doanh nghiệp cơ sở.

Định hướng này là tầm điểm của đầu tư giá trị. Khi một phần nhỏ của doanh nghiệp được chào bán với giá hời, sẽ rất hữu ích nếu đánh giá dưới góc nhìn như thể toàn bộ doanh nghiệp đang được chào bán.

Việc đặt trọng tâm vào quan điểm mang tính phân tích này giúp các nhà đầu tư giá trị tập trung theo đuổi kết quả dài hạn, thay vì lợi nhuận từ giao dịch mỗi ngày.

Gốc rễ của triết lý Graham và Dodd là nguyên tắc cho rằng thị trường tài chính là nơi tạo cơ hội lớn nhất. Đôi khi, thị trường định giá đúng chứng khoán, đôi khi không.

Thực tế, trong ngắn hạn, thị trường tương đối thiếu hiệu quả, tạo ra sự khác biệt lớn giữa thị giá và giá trị cơ sở.

Các diễn biến bất ngờ, sự bất định ngày càng gia tăng và các dòng chảy vốn có thể khiến thị trường dao động mạnh trong ngắn hạn theo cả hai hướng2.

Theo ngôn ngữ của Graham và Dodd, “Giá [của một chứng khoán] thường là yếu tố mang tính bản chất, do đó một cổ phiếu… có thể có giá trị đầu tư ở mức giá nhất định, chứ không phải ở mức giá khác.” Như Graham đã chỉ ra, những người nhìn thị trường như chiếc cân máy – một công cụ đánh giá giá trị chính xác và hiệu quả – thuộc đám đông cảm xúc điếu khiển.

Những người nhìn thị trường như cỗ máy bỏ phiếu – một cuộc thi dựa trên cảm xúc của số đông – sẽ đứng ở vị thế có lợi trong việc lợi dụng các xúc cảm cực đoan của thị trường.

Dù rằng bất kỳ ai cũng có thể là nhà đấu tư giá trị, nhưng các tính cách cẩn thiết của dạng nhà đầu tư này bao gồm kiên nhẫn, kỷ luật và ngại rủi ro có thể mang đặc tính di truyền.

Khi lần đầu tìm hiểu đầu tư giá trị, bạn có thể thực sự cảm nhận được nó, hoặc không. Bạn cũng có khả năng giữ bản thân mình kỷ luật và kiên nhẫn, hoặc không. Như Warren Buffett đã nói trong bài viết nổi tiếng “The Superinvestors of Graham-and-Doddsville” (tạm dịch: Nhà đầu tư siêu đẳng theo phương pháp Graham và Dodd) của mình rằng: “Với tôi, đó là một hiện tượng đặc biệt khi ý tưởng mua một đồng đô-la ở mức giá 40 xu thu hút mọi người ngay lập tức hoặc chẳng thu hút họ chút nào.

Nó giống như việc cấy mầm vậy. Nếu ý tưởng đó thuyết phục một người ngay tức khắc, tôi thấy bạn sẽ phải nói chuyện với người này từ năm này qua tháng nọ và cho anh ta xem các kết quả, và sẽ chẳng có khác biệt gì.”1/2 Nếu cuốn Phân tích chứng khoán phù hợp với tính cách của bạn – nếu bạn có thể cưỡng lại việc đầu cơ và đôi khi chẳng làm gì cả – có lẽ bạn sở hữu tố chất để đầu tư giá trị.

Nếu không, ít nhất cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu bạn phù hợp với vị trí nào trong bức tranh đầu tư và giúp bạn đánh trúng các suy nghĩ của cộng đống đầu tư giá trị.

NGÀY NAY VẪN XÁC ĐÁNG

Có lẽ thành tựu lớn lao nhất của cuốn Phân tích chứng khoán lần đẩu được xuất bản năm 1934 và phiên bản tái bản được hoan nghênh năm 1940, là các bài học trường tồn với thời gian. Các thế hệ nhà đầu tư giá trị đã chấp nhận các bài giảng của Graham và Dodd, vận dụng thành công trong các điều kiện môi trường, quốc gia và các loại tài sản đầu tư rất đa dạng.

Các tác giả chắc hẳn rất vui mừng với kết quả này vì họ đã hy vọng có thể đưa ra các nguyên tắc “đứng vững trước bài thuốc thử đầy bí ẩn của tương lai”.

Năm 1992, Tweedy, Browne Company LLC, một công ty đầu tư giá trị nổi tiếng xuất bản tập hợp 44 nghiên cứu có tiêu đề “What has worked in investing” (tạm dịch: Các nguyên tắc đầu tư thành công).

Nghiên cứu phát hiện ra nguyên tắc đầu tư thành công khá đơn giản: Cồ phiếu rẻ (đo lường bằng thị giá-giá trị sổ sách, chỉ số thị giá-thu nhập, hoặc tỷ suất cổ tức) chắc chắn tăng giá tốt hơn các cổ phiếu đắt đỏ khác; cổ phiếu ít tăng giá (trong giai đoạn 3 và 5 năm) về sau sẽ đánh bại các cổ phiếu đã tăng trưởng tốt trong thời điểm gần đây.

Nói cách khác, đầu tư giá trị có hiệu quả! Tôi chưa từng gặp nhà đầu tư nào hối hận khi áp dụng triết lý đầu tư giá trị; rất ít nhà đầu tư từng sử dụng các nguyên tắc này sau đó lại từ bỏ nó để chuyển sang cách tiếp cận khác.

Ngày nay, khi đọc mô tả của Graham và Dodd về cách họ hành động ở thị trường tài chính trong thập niên 1930, có vẻ như hai tác giả đang mô tả một thời kỳ lạ lẫm, xa xăm và cổ xưa của khủng hoảng kinh tế, tâm lý ngại rủi ro cùng cực, các doanh nghiệp mờ mịt bị lãng quên. Nhưng chuyến thám hiểm này quý giá hơn vẻ bề ngoài của nó. Rốt cuộc, mỗi ngày mới lại ẩn chứa tiềm năng mang đến môi trường mới lạ.

Hầu hết các nhà đẩu tư đều có xu hướng cho rằng thị trường ngày mai sẽ giống với thị trường hôm nay. Song sự thông thái thường xuyên bị đảo lộn1, …

ĐỌC THÊM: [REVIEW SÁCH] - Công Thức Kỳ Diệu Chinh Phục Thị Trường Chứng Khoán

Bài viết liên quan

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.