Đăng kíĐăng Nhập

Lovetrader

Bài viết của Lovetrader

Lovetrader

Dân Mỹ Dự Định Cắt Giảm Gì Vì Lạm Phát?

Nhiều người Mỹ đang bị sốc sau khi chứng kiến ​​giá cả tăng trong những tháng gần đây.

Một cuộc khảo sát mới từ Country Financial cho thấy 88% người Mỹ rất lo ngại về lạm phát khi trong tháng 10, giá tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong hơn 30 năm qua, thể hiện ở sự thay đổi 6.2% so với cùng kỳ năm trước trên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - một thước đo của Chính phủ về mức độ thay đổi của giá cả theo thời gian.

Cuộc thăm dò của Country Financial, được thực hiện từ ngày 22-25/10, cho thấy nhiều người Mỹ có kế hoạch cắt giảm chi tiêu. Trong số 1,031 người lớn từ 18 tuổi trở lên được khảo sát, 48% cho biết họ có kế hoạch giảm chi tiêu cho các bữa ăn nhà hàng và đồ ăn mang đi.

Ngoài ra, 30% cho biết họ dự định không nâng cấp các thiết bị công nghệ cá nhân, 29% cho biết sẽ mua ít quần áo hơn, 20% đang hoãn lại hoặc hủy kế hoạch du lịch và 13% dự định dùng xe hơi ít hơn.

Tuy nhiên, chi tiêu dành cho bán lẻ cũng tăng nhanh hơn dự kiến ​​trong tháng 10.

Sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng diễn ra cho đến nay có thể một phần do nhu cầu bị dồn nén, cộng với mức tiền mặt kỷ lục mà một số người Mỹ đã tiết kiệm được trong thời gian bị phong tỏa.

Theo Scott Jensen, quản lý bộ phận hỗ trợ lập kế hoạch tài chính tại Country Financial, thông thường, số tiền mọi người chi tiêu cũng có xu hướng tăng theo lạm phát khi giá cả tăng lên.

Người tiêu dùng thường cố gắng giảm sự chênh lệch giá bằng cách thay thế hàng hóa mà họ mua vào bất kỳ lúc nào có thể - chẳng hạn mua thịt bò xay thay vì một miếng bít tết đắt tiền hơn.

Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm sản phẩm hiện nay, người tiêu dùng có thể khó thực hiện điều đó hơn, Jensen nói.

Nếu không thể thay thế hoặc được tự do lựa chọn, tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc tăng giá và những thứ còn lại”, Jensen nói.

Chi tiêu tiêu dùng cũng có thể tăng lên khi mọi người đổ xô mua sắm vì sợ giá cả sẽ còn cao hơn hoặc sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm sản phẩm sau này.

Vì những lý do đó, một số chuyên gia đã khuyên người tiêu dùng nên mua sắm cho đợt nghỉ lễ sắp tới ngay bây giờ.

Có những lo ngại rằng những người mua sắm trong kỳ nghỉ sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Dẫu vậy, một cuộc khảo sát gầ

CHỨNG KHOÁN VUI

0

371

15:12 - 18/12/2021


Lovetrader

Giám Đốc Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế Chỉ Trích OPEC+ Tạo Khan Hiếm Giả Tạo Trên Thị Trường Năng Lượng

Tuyên bố của ông được đưa ra khi mà các chuyên gia phân tích năng lượng đang đánh giá tác động từ nỗ lực mở kho dầu dự trữ dẫn đầu để bình ổn giá dầu dẫn đầu bởi Mỹ.

Người đứng đầu cơ quan quản lý ngành năng lượng hàng đầu thế giới cho rằng một số nước đã áp dụng chính sách không phù hợp khi muốn làm dịu giá dầu và khí đốt tăng nóng, ông chỉ trích việc tạo ra sự thiếu hụt giả tạo trên thị trường năng lượng, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol, nhận xét: “Một yếu tố mà tôi muốn nhấn mạnh chính là việc giá cả các sản phẩm năng lượng cao như thời gian vừa qua chính là do biện pháp của một số nước sản xuất và cung cấp dầu, khí đốt áp dụng. Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường hiện nay có thể coi như việc khan hiếm giả tạo. Trên thị trường hiện nay, gần 6 triệu thùng dầu mỗi ngày có thể cung cấp thêm trong năng lực của các nước sản xuất chính, cụ thể là OPEC+”.

Tuyên bố của ông được đưa ra khi mà các chuyên gia phân tích năng lượng đang đánh giá tác động từ nỗ lực mở kho dầu dự trữ dẫn đầu để bình ổn giá dầu dẫn đầu bởi Mỹ và nhiều nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.

Trong động thái chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo nỗ lực xả dầu từ kho dự trữ chiến lược kết hợp cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Anh.

Mỹ sẽ xả khoảng 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược. Trong con số đó, 32 triệu thùng dầu sẽ được hoán đổi trong vài tháng tới, còn 18 triệu thùng dầu sẽ được đẩy nhanh tiến độ cung cấp dựa trên các thỏa thuận đã được cấp phép từ trước.

OPEC và các nước thành viên ngoài OPEC, một nhóm đầy quyền lực được biết đến với cái tên OPEC+, đã không ngừng bác bỏ lời kêu gọi từ phía Mỹ về việc tăng nguồn cung và hạ giá các sản phẩm dầu mỏ.

Ông Birol cho biết IEA thừa nhận thông tin mà Mỹ đưa ra cùng với nhiều nước khác, IEA thừa nhận giá dầu tăng quá nóng đã gây ra nhiều sức ép lớn lên người tiêu dùng trên khắp thế giới.

“Nó gây ra nhiều áp lực lên lạm phát ở thời điểm mà quá trình phục hồi kinh tế còn không vững vàng và hiện vẫn đối mặt với quá nhiều rủi ro”, ông nói thêm.

Ông Birol muốn nhấn mạnh rằng tuyên bố mới nhất của ông không phải quan điểm chung của IEA. IEA sẽ chỉ mở kho dự trữ năng lượng trong trường hợp nguồn cung dầu có nhiều gián đoạn lớn.

CHỨNG KHOÁN VUI

0

363

14:54 - 18/12/2021


Lovetrader

Các Nhà Bán Lẻ Nhỏ Sẽ ‘Mất’ Giáng Sinh Vì Những Nhà Bán Lẻ Lớn?

Các nhà bán lẻ lớn hơn có thể “cướp mất” Giáng sinh của các nhà bán lẻ nhỏ hơn trong năm nay, vì họ đang ở vị trí tốt hơn để đối phó với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng trên diện rộng và tình trạng thiếu lao động.

Giáng sinh là một mùa quan trọng đối với các nhà bán lẻ trên toàn thế giới.

Doanh số bán hàng tăng mạnh do người mua sắm chi thêm tiền để mua quà cho người thân, đồ trang trí nhà cửa và hàng hóa để mừng lễ.

Theo ước tính từ Statista.com, doanh số bán lẻ cho giai đoạn tháng 11-12 thường chiếm khoảng 25% doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, đối với một số phân khúc như đồ chơi, trò chơi, các món hàng dành cho sở thích và đồ trang sức thì doanh số bán hàng trong dịp Giáng sinh chiếm tới 35%, nghĩa là mùa lễ kéo dài hai tháng này có thể mang lại giá trị bằng hoặc hơn cả năm đối với các nhà bán lẻ.

Đó là lý do vì sao hàng năm, các nhà bán lẻ đều nỗ lực hết sức để chuẩn bị cho mùa này, bằng cách tích trữ những sản phẩm phù hợp và tung ra chiến dịch tiếp thị hợp lý để thu hút mọi người đến cửa hàng hoặc trang web của họ.

Nhưng năm nay, mọi thứ đã khác.

Đại dịch đang giảm bớt ở một số khu vực trong khi gia tăng ở những nơi khác, khiến cho việc hình dung ra các mô hình chi tiêu của người mua sắm trở nên khó khăn. Ngoài ra, những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, như sự chậm trễ kéo dài tại các cảng cũng như tình trạng thiếu container và tàu chở hàng, khiến một số ngành khó đảm bảo đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến theo mùa.

Những vấn đề về chuỗi cung ứng là rõ ràng hơn trong lĩnh vực bán lẻ vốn phụ thuộc vào các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài từ Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan và các nước Mỹ La-tinh so với những ngành dựa vào nguồn cung ứng trong nước.

Các nhà bán lẻ lớn hơn với nguồn tài chính mạnh như Walmart, Target và Costco đã tìm ra cách để khắc phục các nút thắt trong chuỗi cung ứng bằng cách thuê tàu riêng và tích trữ các sản phẩm cho mùa Giáng sinh.

Walmart đã tăng hàng trong kho thêm 11.5% trước kỳ nghỉ lễ. Target cũng làm tương tự.

Với lượng hàng lớn trong kho đang vào cao điểm của mùa lễ, đội ngũ và các doanh nghiệp của chúng tôi đã sẵn sàng để phục vụ khách hàng và mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ liên tục trong suốt mùa lễ và hơn thế nữa”, Brian Cornell, Chủ tịch kiêm CEO của Target, cho biết sau khi công bố kết quả

CHỨNG KHOÁN VUI

0

333

14:52 - 18/12/2021


Lovetrader

Omicron Có Thể Đe Dọa Nền Kinh Tế Và Làm Phức Tạp Bức Tranh Lạm Phát

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell tin rằng, biến thể Omicron và sự gia tăng gần đây trong các trường hợp lây nhiễm Covid-19 có thể gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế Mỹ và làm xáo trộn triển vọng lạm phát vốn đã không chắc chắn.

“Sự gia tăng gần đây trong các trường hợp Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể Omicron gây ra rủi ro giảm đối với việc làm và hoạt động kinh tế cũng như gia tăng sự không chắc chắn đối với lạm phát. Những lo ngại lớn hơn về virus có thể làm giảm sự sẵn sàng làm việc trực tiếp của mọi người, điều này sẽ làm chậm tiến độ của thị trường lao động và làm tăng cường gián đoạn chuỗi cung ứng”, ông Powell cho biết.

Ông Powell cũng đưa ra nhiều bình luận trực tiếp hơn về lạm phát và nói rằng, việc dự báo sự tồn tại và tác động của các hạn chế về nguồn cung là một thách thức, nhưng hiện tại có vẻ như “các yếu tố đẩy lạm phát tăng sẽ còn kéo dài trong năm tới”.

Ông Powell lưu ý rằng, nhiều nhà dự báo, bao gồm cả một số quan chức Fed dự đoán rằng, lạm phát sẽ giảm "đáng kể" trong năm tới khi các chuỗi cung ứng tăng trưởng vượt qua nhu cầu hàng hóa đang hạ nhiệt.

Nhận xét của ông Powell được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lo ngại về một biến thể Covid-19 mới đã khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và đẩy lùi kỳ vọng của họ về các đợt tăng lãi suất trong tương lai của Fed. Chỉ số Dow Jones đã giảm 900 điểm, tương đương 2,5% vào phiên giao dịch ngày 26/11 và cũng là phiên giao dịch tồi tệ nhất trong năm nay. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng phục hồi vào ngày 29/11.

Những lo ngại về sự lây lan và tác động tiềm tàng của biến thể Omicron đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản mang tính an toàn tương đối như trái phiếu kho bạc và giảm dự báo về việc Fed tăng lãi suất trong tương lai.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, khoảng 25% nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ vẫn giữ lãi suất gần 0 vào tháng 6/2022, với 75% còn lại đặt cược Fed sẽ tăng ít nhất một lần vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sau thông tin biến thể mới xuất hiện, có tới khoảng 35% nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ vẫn duy trì lãi suất gần bằng 0 vào tháng 6/2022.

theotraderhub.vn

CHỨNG KHOÁN VUI

0

331

14:34 - 18/12/2021


Lovetrader

Fed Sẽ Thảo Luận Về Việc Giảm Tốc Độ Mua Trái Phiếu Tại Cuộc Họp Tháng 12

Hôm thứ Ba (30/11), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương có thể đẩy mạnh việc loại bỏ các nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế để chống lại áp lực lạm phát.

Ông Powell cho biết, việc giảm tốc độ mua trái phiếu hàng tháng có thể diễn ra nhanh hơn so với lịch trình 15 tỷ USD một tháng được công bố vào đầu tháng này, và hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận tại cuộc họp vào tháng 12.

“Tại thời điểm này, nền kinh tế đang rất mạnh và áp lực lạm phát cao hơn. Do đó, việc xem xét giảm mức độ mua tài sản là điều mà chúng tôi đã thực sự công bố tại cuộc họp tháng 11, có lẽ sớm hơn một vài tháng là phù hợp. Tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ thảo luận về điều đó tại cuộc họp sắp tới”, ông cho biết.

Lịch trình thu hẹp chính sách tiền tệ ban đầu sẽ cho thấy chương trình mua trái phiếu kết thúc vào khoảng tháng 6, nếu FOMC quyết định tăng tốc, điều đó có thể kết thúc sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện cho Fed có thời gian nâng lãi suất sau đó.

Các nhận xét của ông Powell đã làm tăng thêm lo lắng cho một thị trường đang lo ngại về biến thể Omicron mới xuất hiện, mặc dù các dấu hiệu ban đầu cho thấy biến thể này nhẹ hơn các biến thể trước.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho biết sau cuộc họp tháng 11 rằng, tốc độ mua tài sản sẽ giảm 15 tỷ USD một tháng với 10 tỷ USD trái phiếu và 5 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS).

Tuy nhiên, tuyên bố sau cuộc họp chỉ ra rằng, đó sẽ là trường hợp của tháng 11 và tháng 12, và Fed sẽ "sẵn sàng điều chỉnh tốc độ mua hàng nếu được đảm bảo bởi những thay đổi trong triển vọng kinh tế”.

Biên bản cuộc họp chỉ ra rằng, các thành viên ủy ban không chỉ chuẩn bị để cắt giảm việc mua tài sản mà còn bắt đầu tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn tiếp diễn.

Ông Powell cho biết, chương trình mua tài sản đã thêm 4,5 nghìn tỷ USD vào bảng cân đối 8,73 nghìn tỷ USD của Fed để “hỗ trợ hoạt động kinh tế”.

“Nhu cầu về điều đó rõ ràng đã giảm đi khi nền kinh tế tiếp tục tăng cường, vì chúng tôi đã chứng kiến ​​áp lực lạm phát tiếp tục đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng tôi tuyên bố rằng sẽ thực hiện rút dần lại hỗ trợ và sẽ thảo luận nhanh hơn trong cuộc họp tiếp theo của chúng tôi", ông nói.

Tuy nhiên, ông Powell cũng nhấn mạnh rằng, việc thực hiện giảm dần chương trình mua tài sản không nên được xem là một dấu

CHỨNG KHOÁN VUI

0

336

14:27 - 18/12/2021


Lovetrader

Grab Chính Thức IPO Trên Nasdaq Vào Ngày 2/12

Grab và Altimeter Growth (NASDAQ:AGC) chính thức sáp nhập, mở đường cho gã khổng lồ gọi xe và giao hàng dự kiến sẽ niêm yết tại Mỹ vào ngày 2/12. Cổ phiếu của Altimeter Growth Corporation giảm 5,8%, đóng cửa ở mức 12,72 USD vào thứ Ba (30/11), sau khi đề xuất được thông qua tại cuộc họp đại hội đồng bất thường.

Việc các nhà đầu tư bật đèn xanh đánh dấu sự hoàn thành của một trong những thương vụ thanh toán khống lớn nhất trên toàn cầu, trị giá sự kết hợp này lên tới gần 40 tỷ USD. Grab sẽ bắt đầu giao dịch trên Nasdaq (NASDAQ:NDAQ) vào ngày 2/12 với mã GRAB. Các nhà đầu tư ủng hộ SPAC (Công ty mua lại mục đích đặc biệt - Special purpose acquisition company) có cơ hội mua lại các khoản đặt cược của họ ở mức giá phát hành trước khi việc sáp nhập hoàn tất. Trong trường hợp của Grab, 0,02% cổ phần đã được mua lại, Altimeter cho biết trong một tuyên bố. Tỷ lệ mua lại của Grab có thể được coi là thấp so với các công ty cùng ngành ở Mỹ, nơi mà sự quan tâm đến các giao dịch SPAC đã giảm.

Vào tháng 4 trước đó, Grab cho biết sẽ hoàn thành việc sáp nhập với Altimeter Growth vào quý IV và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq sau đó. Khi đó, việc sáp nhập sẽ định giá Grab ở mức 39,6 tỷ USD, trở thành công ty công nghệ Đông Nam Á niêm yết giá trị lớn nhất từ trước đến nay. Đây là thương vụ lớn thứ hai liên quan đến SPAC sau khi nhà quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman đạt được thỏa thuận vào tháng 6 để mua 10% cổ phần của Universal Music Group (AS:UMG), định giá công ty âm nhạc này vào khoảng 42 tỷ USD. Theo kết quả của giao dịch, Grab sẽ nhận được khoản tiền mặt 4,5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD đầu tư tư nhân vào hoạt động thu xếp cổ phần công, từ sự thúc đẩy SPAC từ nhà đầu tư Brad Gerstner ở Thung lũng Silicon.

Là một trong những startup công nghệ đáng chú ý nhất Đông Nam Á, việc Grab niêm yết sẽ tạo cơ hội hoàn toàn mới cho các nhà đầu tư Mỹ tiếp cận thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh như Đông Nam Á.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021, Grab cho biết đã lỗ ròng 988 triệu USD, cao hơn so với khoản lỗ ròng 621 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Grab giải thích rằng phần lớn của khoản lỗ trong quý III năm nay đến từ các chi phí phi tiền mặt ví dụ như chi phí lãi vay và khấu hao. Bên cạnh đó, trong quý III, nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Grab thừa nhận thực tế này "tạo ra một môi trường hoạt động đầy thách thức".

theo traderhub.vn

CHỨNG KHOÁN VUI

0

352

14:25 - 18/12/2021



Lovetrader

Biến Chủng Omicron Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Chính Sách Tiền Tệ Toàn Cầu?

Biến chủng Omicron của Covid-19 giáng một đòn mạnh vào những tia hy vọng gần đây rằng nền kinh tế thế giới sẽ bước sang năm 2022 trong một tư thế vững chắc hơn, đặt ra thách thức đối với các ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh chính sách để chống lại sự leo thang của lạm phát...

Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Goldman Sachs đã đặt ra bốn khả năng. Kịch bản xấu nhất trong số này là một làn sóng lây nhiễm mới xảy ra trong quý 1/2022, khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm còn 2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại. Mức tăng trưởng của cả năm 2022 sẽ đạt khoảng 4,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với mức dự báo hiện tại. Một kịch bản nhẹ nhàng hơn là biến chủng mới không đặt ra mối nguy lớn như lo ngại lúc đầu.

Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào hôm 25/11 cho biết một biến chủng mới của Covid-19 đã được phát hiện ở miền Nam châu Phi, hàng loạt quốc gia đã áp các biện pháp hạn chế đi lại, vào thời điểm bước vào mùa nghỉ lễ cuối năm tại nhiều nền kinh tế hàng đầu. Hàng năm, đây là khoảng thời gian người tiêu dùng mạnh tay mua sắm, tạo động lực mạnh cho tăng trưởng kinh tế quý 4.

Thị trường tài chính phản ứng với tin xấu bằng những phiên giao dịch “đỏ lửa”. Ba phiên bán tháo ngày 26/11, 30/11 và 1/12 đã khiến chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ mất tổng cộng khoảng 2.000 điểm.

Các ngân hàng trung ương “tiến thoái lưỡng nan”

Biến chủng mới xuất hiện đúng lúc các ngân hàng trung ương đang dịch chuyển sang lập trường cứng rắn, chuẩn bị rút lại các chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo thời đại dịch Covid-19. Sự dịch chuyển này diễn ra không phải vì phục hồi kinh tế đã diễn ra vững chắc, mà bởi giá cả trên toàn cầu liên tục leo thang, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tính đến thắt chặt sớm hơn dự kiến để chống lại sức ép lạm phát.

Biến chủng Omicron đang đặt các ngân hàng trung ương vào thế “tiến, lui đều khó”.

Việc Omicron bất ngờ xuất hiện khiến nhà đầu tư ở nhiều thị trường cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ “chùn tay”, vì nếu biến chủng mới khiến đà phục hồi bị đảo lộn, thì việc thắt chặt vào lúc này không khác gì “bồi” thêm một đòn nữa vào nền kinh tế. Nhưng sức ép lạm phát sẽ càng lớn hơn nếu Omicron dẫn tới một đợt hạn chế mới ở các trung tâm sản xuất của thế giới như Trung Quốc, làm nghiêm trọng thêm những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và gia tăng tình trạng thiếu lao động.

Các chỉ số gần đây đều cho thấ

CHỨNG KHOÁN VUI

0

360

13:45 - 18/12/2021


Lovetrader

''Bà Trùm Cổ Phiếu'' Cathie Wood Cũng Khốn Đốn Vì Bán Tháo, Toàn Bộ Danh Mục 'Âm' Nặng

Tuần vừa rồi là một tuần đáng quên đối với quỹ ETF Ark Innovation, quỹ đầu tư chủ chốt của nhà đầu tư nổi tiếng Cathie Wood – người được mệnh danh là “bà trùm cổ phiếu”...

Tuần vừa rồi là một tuần đáng quên đối với quỹ ETF Ark Innovation, quỹ đầu tư chủ chốt của nhà đầu tư nổi tiếng Cathie Wood – người được mệnh danh là “bà trùm cổ phiếu”.

Cuộc bán tháo trên thị trường tài chính toàn cầu đã khiến cho gần như toàn bộ cổ phiếu trong danh mục của Ark rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market).

Theo hãng tin CNBC, quỹ Ark với mã ARKK đã giảm 12,6% trong tuần trước, đánh dấu tuần tệ hại nhất kể từ tháng 2. Riêng trong phiên ngày thứ Sáu, quỹ này giảm 5,5%.

Trong số các cổ phiếu thuộc danh mục của quỹ, chỉ có hai cổ phiếu là không giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh gần đây, đồng nghĩa đang ở trong thị trường đầu cơ giá xuống.

Hai cổ phiếu không giảm quá 20% kể từ đỉnh là Trimble và Tesla, nhưng cả hai cổ phiếu này cũng đã giảm hơn 10% từ mức đỉnh 52 tuần. Ba cổ phiếu là Berkeley Lights, Proto Labs và Skillz đều giảm hơn 80% từ đỉnh 52 tuần.

Trao đổi với CNBC trong tuần trước, bà Wood bảo vệ chiến lược mà ARKK theo đuổi, nghĩa là tập trung vào cổ phiếu của những công ty “sáng tạo đột phá” trong 5 lĩnh vực gồm: giải mã trình tự DNA, robot, lưu trữ năng lượng, trí tuệ nhân tạo (AI), và chuỗi khối (blockchain).

Nhà quản lý danh mục này tin tưởng chiến lược của bà sẽ giúp ARKK tăng gấp 4 lần trong 5 năm tới vì đó sẽ là “thời kỳ ngoạn mục nhất về sáng tạo mà chúng ta từng chứng kiến”.

Một số chuyên gia ở Phố Wall cũng cho rằng nhà đầu tư không nên xem sự xuất hiện của biến chủng Omicron là một lý do để bán tháo cổ phiếu.

Ông Keith Lerner, Giám đốc đầu tư kiêm chiến lược gia trưởng của Truist, khuyến nghị nhà đầu tư kiên nhẫn, nhìn về dài hạn, chẳng hạn khung thời gian một năm nữa, thay vì hạn chế tầm nhìn trong tháng 12 này.

“Chúng tôi muốn một xu hướng ít nhất 12 tháng. Nếu điểm gia nhập thị trường của bạn không hoàn toàn đúng, thì bạn vẫn có cơ hội thành công lớn hơn trong khoảng thời gian đó”, ông Lerner nói.

Sợ hãi là tâm trạng chung của giới đầu tư ở Phố Wall trong những phiên gần đây. Trong phiên ngày 26/11, khi biến chủng mới vừa được công bố, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi tr

CHỨNG KHOÁN VUI

0

353

13:43 - 18/12/2021


Lovetrader

Biến Thể Omicron Đẩy Lùi Hy Vọng Phục Hồi Ngành Hàng Không Thế Giới

CEO phụ trách ngân sách của hãng hàng không Scoot, Campbell Wilson cho biết: "Cơ hội ngành hàng không mở cửa trở lại ngày càng tăng, nhưng khi biến thể Omicron xuất hiện thì mọi chuyện đã dừng lại.”

Giới chức ngành hàng không cho biết các biện pháphạn chế du lịchmới, nhằm kiềm chế sự lây lan củabiến thể Omicron, đã cản trở sự phục hồi gần đây của các chuyến bay quốc tế.

Tuy nhiên, một số quan chức bày tỏ hy vọng tình hình hiện nay sẽ chỉ mang tính tạm thời.

Hàng loạt quy định mới về xét nghiệm cùng với việc đóng cửa biên giới đã làm dấy lên lo ngại trước mùa du lịchGiáng sinhnáo nhiệt.

Các hãng hàng không toàn cầu cho biết việc liên tiếp thay đổi các quy định liên quan đến kiểm soát dịch bệnh khiến nhu cầu đi du lịch quốc tế giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các hãng sau năm 2020 thua lỗ nặng nề vì đại dịch COVID-19.

Giám đốc điều hành (CEO) mới của American Airlines, ông Robert Isom cho biết khả năng sinh lời của hãng phụ thuộc vào sự phục hồi toàn diện của nhu cầu đi lại. American Airlines là hãng có khoản nợ lớn nhất trong ngành hàng không Mỹ.

Theo ông Isom, hoạt động kinh doanh nội địa của hãng vẫn phát triển mạnh, nhưng các hạn chế về du lịch mới đã làm giảm nhu cầu ở một số thị trường quốc tế. Ông nhấn mạnh: "Bất cứ cản trở nào cũng sẽ làm chậm quá trình phục hồi."

Về phần mình, CEO phụ trách ngân sách của hãng hàng không Scoot, một chi nhánh của Singapore Airlines, ông Campbell Wilson cho biết: "Cơ hội ngành hàng không mở cửa trở lại ngày càng tăng, nhưng khi biến thể Omicron xuất hiện thì mọi chuyện đã dừng lại.”

Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)ngày 7/12 đề nghị các biện pháp hạn chế đi lại để đối phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 chỉ nên được áp dụng như giải pháp cuối cùng.

Các hãng hàng không và đại lý du lịch hy vọng rằng việc tăng tỷ lệ tiêm chủng và cho ra đời các loại thuốc mới điều trị COVID-19 sẽ tạo ra sự khác biệt./.

theo traderhub.vn

CHỨNG KHOÁN VUI

0

359

13:42 - 18/12/2021

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.