Đăng kíĐăng Nhập

Trần Minh

Bài viết của Trần Minh

Giới Đầu Tư Xả Hàng, Chứng Khoán Mỹ Lao Dốc Không Phanh

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Tư (18/5), với chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, sau khi các hãng bán lẻ lớn cảnh báo áp lực tăng giá, khiến nhà đầu tư thêm lo ngại lạm phát.

Phiên này, chỉ số Dow Jones ghi nhận mức giảm hơn 1.164 điểm (-3,57%), mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020 và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Chỉ số S&P 500 giảm tới hơn 4%, trong khi Nasdaq Composite giảm 4,73%.

Thị trường chịu tác động mạnh, sau khi các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ là Target Corp và Walmart đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I yếu kém và cảnh báo áp lực chi phí gia tăng, khiến nỗi lo ngại về tình hình lạm phát sẽ xói mòn lợi nhuận doanh nghiệp và làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng.

Cổ phiếu của Target Corp đã giảm khoảng 25%, mất khoảng 25 tỷ USD vốn hóa thị trường. Còn cổ phiếu Walmart trong phiên trước cũng mất 11% do lợi nhuận không đạt dự báo và tiếp tục giảm thêm 6,8% trong ngày thứ Tư.

Các công ty bán lẻ khác cũng bị ảnh hưởng bởi kết quả lợi nhuận quý I không đạt kỳ vọng của Target, với SPDR S&P Retail ETF sụt 8,3%, Best Buy giảm 10,5%.

Paul Christopher, người đứng đầu chiến lược thị trường toàn cầu tại Viện đầu tư Wells Fargo cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng tác động ngày càng tăng đến chi tiêu bán lẻ khi lạm phát cao hơn mức lương mà mọi người có thể mong đợi là yếu tố chính gây ra tình trạng bán tháo ngày hôm nay”.

Tất cả 11 phân ngành chính của S&P 500 đều chìm trong sắc đỏ, với nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm 6,6% và tiêu dùng thiết yếu giảm 6,38%.

Phiên này, cổ phiếu các cổ phiếu tăng trưởng megacap nhạy cảm với lãi suất cũng giảm mạnh với Amazon, Nvidia và Tesla giảm gần 7%, trong khi Apple giảm 5,6%.

Lạm phát gia tăng, cuộc xung đột ở Ukraine, chuỗi cung ứng kéo dài khó khăn, các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch ở Trung Quốc và thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương gần đây đã đè nặng lên thị trường tài chính, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Kết thúc phiên 18/5, chỉ số Dow Jones giảm 1.164,52 điểm (-3,57%), xuống 31.490,07 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 165,17 điểm (-4,04%), xuống 3.923,68 đi

CHỈ SỐ

20

222

03:13 - 20/05/2022


Vàng Tăng Giá Khi Lợi Suất Trái Phiếu Mỹ Suy Yếu

Giá vàng đã đảo chiều tăng vào thứ Tư ( 18/5), khi lợi suất trái phiếu Mỹ trượt dốc đã giúp bù đắp áp lực từ đồng USD mạnh hơn và kế hoạch tăng lãi suất tích cực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Khép phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.816,49 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giảm 0,2% ở mức 1.815,9 USD.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm trong một phiên giao dịch đầy biến động, đồng hành với sự suy yếu của thị trường chứng khoán, sau khi dữ liệu nhà ở của Mỹ cho kết quả không tốt, làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế.

“Một đợt suy yếu khác trên thị trường chứng khoán kết hợp với lợi suất trái phiếu giảm và nhu cầu trú ẩn an toàn đang khiến giá vàng tăng cao hơn,” giám đốc giao dịch kim loại David Meger tại High Ridge Futures nhận định.

Hôm thứ Ba (17/5), Chủ tịch FED Jerome Powell cam kết rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất lên cao đến mức cần thiết để ngăn chặn lạm phát gia tăng.

“Câu hỏi mấu chốt hiện nay là liệu những gì FED làm có đủ để kiểm soát lạm phát hay không,” ông Meger nói. “Nếu không đủ để dập tắt áp lực lạm phát, vàng sẽ được hỗ trợ trong môi trường đó.”

Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất tăng làm giảm nhu cầu đối với tài sản không sinh lời như vàng.

Đồng USD – một tài sản trú ẩn an toàn khác – đã phục hồi sau khi ghi nhận mức giảm trong một ngày lớn nhất trong vòng hơn hai tháng. Điều này đã hạn chế mức tăng của vàng.

Nhà phân tích thị trường Rupert Rowling tại Kinesis Money lưu ý rằng, mặc dù giá vàng đã cải thiện nhẹ trong tuần này, với việc bật trở lại lên trên ngưỡng1.800 USD, song “chừng nào lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nền kinh tế lớn, thì vàng khó có khả năng tăng lên đáng kể, khi mà bóng ma lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này một cách trầm trọng.”

Phản ánh tâm lý chung, dòng tiền vào quỹ hoán đổi danh mục (ETF vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục giảm.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 21,42 USD/ounce. Giá bạch kim giảm 1,6% xuống 935,49 USD và palladium giảm 3,1% xuống 1.990,06 USD.

Dự báo giá vàng

Vàng chạm ngưỡng 1.816 USD khi các nhà giao dịch vẫn c

VÀNG

20

233

01:57 - 20/05/2022


Giá Dầu Giảm Khi Sản Lượng Tại Mỹ Tăng

Giá dầu thô đã giảm 2,5% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (18/5). Trước đó vào đầu phiên, giá dầu đã tăng nhẹ khi dữ liệu về sản lượng khai thác của các nhà máy lọc dầu Mỹ gia tăng giúp xoa dịu nỗi lo của các nhà giao dịch về vấn đề suy giảm nguồn cung. Ngoài ra, thị trường dầu thô còn bị ảnh hưởng bởi sắc đỏ trênthị trường chứng khoán.

Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 2,82 USD, tương đương 2,52%, xuống 109,11 USD/thùng. Giá dầu thô WTI cũng giảm 2,81 USD, tương đương 2,5% xuống 109,59 USD/thùng.

Theo nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS, cả dầu thô Brent và WTI đều đã xóa mức tăng từ 2-3 USD/thùng hồi đầu phiên sau sự thay đổi tâm lý rủi ro khi thị trường chứng khoán lao dốc.

Trong phiên giao dịch trước đó (17/5), giá dầu thô Brent lần đầu tiên đã giao dịch thấp hơn so với giá dầu thô WTI kể từ tháng 5/2020. Tình trạng này kéo dài cho tới phiên giao dịch ngày hôm qua. Theo các nhà giao dịch cũng như các chuyên gia phân tích, nguyên nhân của việc này là do nhu cầu xuất khẩu mạnh và dự trữ dầu thô của Mỹ đang thắt chặt.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước. Điều này đã gây bất ngờ, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng do tồn kho sản phẩm thắt chặt và xuất khẩu ở mức cao gần kỷ lục đã buộc giá dầu diesel và xăng của Mỹ xác lập kỷ lục ở nhiều mức.

Giá xăng của Mỹ hiện đã giảm 5%, hai ngày sau khi chạm mức cao kỷ lục.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tạiThượng Hải, Trung Quốcđã lạc quan hơn khi mà 3 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Thành phố đặt ra mục tiêu sẽ kết thúc các biện pháp phong toả hiện nay, vốn đã kéo dài hơn 6 tuần.

Giám đốc điều hành của SPI Asset Management, Stephen Innes, cho biết: "Trong thời gian tới, những tin tức lạc quan hơn vềTrung Quốc có thể sẽ là cú hích dưới đối với nhu cầu tiêu thụ và giá dầu, điều này có lợi cho các nhà sản xuất nhưng lại có hại cho tâm lý người tiêu dùng".

Các nguồn tin thị trường cho biết, dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã giảm trong tuần trước. Dữ liệu của chính phủ Mỹ sẽ đến hạn vào thứ Tư.

Sản lượng của Nga đã giảm gần 9% trong tháng 4 và quốc gia thành viên củaOPEC+ đã hạ mứcsản xuất thấp hơn nhiều so với yêu cầu theo thỏ

HÀNG HÓA

20

256

01:56 - 20/05/2022


Dow Jones, S&P 500, Nasdaq Đều Đỏ Lửa, Tệ Nhất Kể Từ Năm 2020


8

Đôi khi, chỉ cần một cổ phiếu cũng có thể biến những cơn ác mộng tồi tệ nhất trên thị trường trở thành hiện thực. Vào ngày thứ Tư, cổ phiếu đó chính là Target.

Đêm qua là một ngày vô cùng đau đớn đối với các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ. Chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones (DJIA, –3,57%) giảm sâu 1.164,52 điểm, tương đương 3,6%, trong khi chỉ số S&P 500 (SPX, –4,04%) giảm 4% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 4,7%. S&P 500 và Dow Jones gần đây đã trải qua những ngày u ám nhất kể từ ngày 11/06/2020, trong khi chỉ có bảy cổ phiếu S&P 500 giành được sắc xanh trong ngày.

Và phần lớn, nếu không muốn nói là toàn bộ, là do kết quả báo cáo tài chính từ Target (TGT). Nhà bán lẻ này không chỉ trượt kỳ vọng về lợi nhuận mà còn tuyên bố rằng biên lợi nhuận của họ sẽ tiếp tục bị giảm xuống do lạm phát. Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư hoảng sợ, khiến cổ phiếu bốc hơi 25% vào ngày thứ Tư. Từ đó, giới đầu tư dễ dàng ngoại suy ra các vấn đề của Target sang toàn thị trường chung.

“Làn sóng bán tháo trên toàn thị trường trong ngày hôm nay có liên quan đến khả năng của các doanh nghiệp trong việc ‘đá bóng’ chi phí khi giá cả tăng cao hơn,” Quincy Krosby, giám đốc chiến lược vốn chủ sở hữu tại LPL Financial, cho biết. “Nhưng nhiều hãng bán lẻ hàng đầu không thể ‘đá bóng’ chi phí sang cho người tiêu dùng khi chi phí lao động và giá cả tăng cao hơn do chuỗi cung ứng vẫn còn bị thắt chặt.”

Vấn đề này lan sang cả người tiêu dùng, và không chỉ riêng các nhà bán lẻ như Target. Mặc dù doanh số bán hàng vẫn ổn định, nhưng do chi phí cao hơn nên điều này đang khiến thu nhập bị hụt so với kỳ vọng và biên lợi nhuận bị co lại, tương tự như những gì Walmart (WMT) đã tiết lộ trong kỳ báo cáo tài chính của công ty này vào hôm thứ Ba. Có vẻ như vấn đề ở đây là lạm phát đang buộc người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm và thắt chặt chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu nhưng vốn dĩ sinh lãi nhiều hơn cho các nhà bán lẻ, theo nhà phân tích Bill Kirk của MKM. “Mảng tiêu dùng không thiết yếu của Target dường như đang phải chịu áp lực lớn và độ ổn định của mảng thực phẩm là vẫn không đủ biên lợi nhuận thấp hơn,” ông viết. “Với kết quả của Target và Walmart, chúng tôi tin rằng các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng không thiết yếu và các công ty bán lẻ cấp cuối sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu”.

Th

CHỈ SỐ

20

242

01:52 - 20/05/2022


Các Quỹ Đầu Tư Toàn Cầu Nâng Tỷ Trọng Tiền Mặt Lên Cao Nhất Trong 20 Năm

Lượng tiền mặt nắm giữ ở các công ty quản lýquỹtoàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ vụ khủng bố 11/09 ở Mỹ, qua đóphản ánhnỗilo của các”tay chơi” lớnvề triển vọng của thị trường chứng khoán.

Số dư tiền mặt tăng lên mức trung bình 6.1% trong danh mục đầu tư của các nhàquản lýtài sản toàn cầu, theo một cuộc khảo sát288 nhà quản lý quỹBank of America. Hiện các nhàquản lý đầu tư đang giám sát tổng cộng 833 tỷUSDở các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, công ty quản lý tài sản và các quỹ phòng hộ trên thế giới. Trong tháng 4, tỷ lệ tiền mặt của họ là 5.5%.

Việc dồn sangtiền mặt, vốn thườnglà chiến lược phổ biếntrong thời kỳ rủi ro cao, diễn ratrong bối cảnhkỳ vọng về thu nhập của doanh nghiệp suy yếu đáng kể. Trong cuộc khảo sát tháng 5,khoảng 66%nhà quản lý quỹ cho biết họ dự kiến ​​lợi nhuận doanh nghiệp trên toàn cầu sẽgiảmxuống mức thấp so với các giai đoạn khủng hoảng khác bao gồm vụ sụp đổ của Lehman Brothers vào năm 2008 và thời kỳ bong bóng dot-com năm 2000.

Michael Hartnett, Giám đốc chiến lược đầu tư tại Bank of America, cho biết tâm lý của các nhà đầu tư hiện đang “cực kỳ bi quan”, với khoảng 13%số nhà quản lý quỹ đang hạ tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu, trong khi chỉ 6%quản lý quỹ giữ quan điểm nâng tỷ trọng cổ phiếu.

“Hiện tâm lý của nhà đầu tư đang bị tác động quá nhiều và đây là kết quả của việc đó”, ông Hartnett cho hay.

Cácchuyên viênphân tích ở Phố Wall đã giảm dự báolợi nhuậndoanh nghiệp Mỹ trong năm nay. Hartnett nói rằng một tin tốtnho nhỏcó thể dẫn đến một đợt phục hồingắntrênthị trường chứng khoán. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng nhiều cổ phiếu vẫn chưachạmđáy, với chỉ số MSCI All Country World, một thước đo chứng khoán toàn cầu, giảm gần 17% kể từ đầu năm.

Chỉ số Nasdaq Composite của Mỹ đã giảm gần 25% kể từ đầu năm và đã rơithị trườngcon gấukhi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của các công ty công nghệ đượcđịnhgiá cao trước đây.

Các công ty quản lý quỹ toàn cầu đã liên tục nắm giữ cổ phiếu công nghệ với tỷ trọng cao trong suốt 14 năm qua nhưnggiờ thìtỷ trọng đó đã giảm mạnh trong tháng 5.

Hartnett cho biết: “Mức độ bán khốngcổ phiếu công nghệ đang caonhất kể từ tháng 8/2006”.

Ngân hàng Goldman Sachs đã chuyển sang chiến lược tăng t

CHỈ SỐ

20

204

01:50 - 20/05/2022


Các Quỹ Nước Ngoài Bán Tháo Trái Phiếu Trung Quốc

Các nhà quản lý quỹ nước ngoài đã bán 35 tỷ USD trái phiếuđịnh danhbằng đồng Nhân dân tệ trong 4 tháng đầu năm khi các đợt phong toả tác động mạnhđến đồng tiền của nước này và lợi suấttăng ởMỹ làm giảm sựhấp dẫn của trái phiếu Trung Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán hơn 108 tỷ Nhândân tệ(16 tỷ USD) tráiphiếuTrung Quốc trongtháng 4. Tính trong 4 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán tới 235 tỷ Nhân dân tệtrái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ.

Lãi suất tăng vọt ở các thị trường phát triển, nhấtlà Mỹ, đã bàomònmột số lợi thế của việc nắm giữ trái phiếu Trung Quốc có lợi suất cao.

Đồng thời, Nhân dân tệ đã giảm gần 5% so với đồng đô la trong năm nay do việc Thượng Hải đóng cửa khắc nghiệt làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Điều nàyđã làm giảm giá trị của các khoản thanh toán lãi và gốc đối với các chủ nợ nước ngoài của Trung Quốc.

Giớichuyên giacho rằngcả các nhà đầu tư dài hạn và các nhà đầu cơ như quỹ đầu cơ đã bántrái phiếu định danh bằngnhân dân tệ với tốc độ nhanh hơn kể từ khi đồng tiền này bắt đầu mất giáso với đồng bạc xanh vào tháng trước.

Becky Liu, Trưởngbô phậnchiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Standard Chartered, cho biết: “Chúng tôi thực sự thấy một số nhà đầu tư giảm bớt vị thế của họ đối với trái phiếu Trung Quốc. Chúng tôi vẫn đang chứng kiến dòng tiền liên tục chảy ra trong phần còn lại của quý2và đầu quý3, nhưng trước khi kết thúc năm nay, chúng tôi cũng nhậnthấy một sốkhả năng dòng vốn sẽ quay trở lại”.

Cácchuyên viên phân tích tại Gavekal Dragonomics cho biết sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ khiến việc nắm giữ các tài sản định danh bằng Nhân dân tệ trở nên khó hơn vì “sự phức tạp và chi phí” của việc phòng hộ tỷ giá.

Trong nhiều năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã thường xuyên chuyển sang trái phiếu Trung Quốc để có lợisuất caohơn khicác đợt nới lỏng tiền tệ của các NHTW phương Tây làmgiảm lợi suất tại các thị trường phát triển.

Nhưng việcCục Dự trữ Liên bang Mỹ(Fed) hứa sẽtăng lãi suất đểgiải quyết lạm phát trong năm nay đã đẩy lợi suất tráiphiếu Mỹtăng mạnh. Điều này diễn ra ngay khisự bùng phát dịchbệnh châm ngòi cho các đợt phong toảở Trung Quốc, khiếnnhiều nhà đầu tư kỳ vọngrằng Bắc Kinh sẽ chuyển sang kích thích để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5.5%.

CHỈ SỐ

20

210

01:50 - 20/05/2022


Ông Lớn Ngành Hàng Không Bị Mất 113 Chiếc Máy Bay Tại Nga

AerCap Holdings, công ty sở hữu nhiều máy bay nhất thế giới, mất 113 chiếc tại Nga do nước này tịch thu để đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Vì động thái từ Nga, AerCap Holdings ghi nhận lỗ ròng 2 tỷ USD trong quý 1. Việc giới chức Nga thu giữ 113 máy bay và 11 động cơ máy bay khiến AerCap tổn thất 2.7 tỷ USD trước thuế. Nếu không có sự cố này, hãng sẽ ghi nhận lãi 500 triệu USD, theo ước tính của các giám đốc công ty.

Dù vậy, các giám đốc AerCap cho biết quý này thực sự là giai đoạn kinh doanh thuận lợi và họ dự báo sự thuận lợi này vẫn sẽ tiếp diễn khi nhu cầu đi máy bay trên toàn cầu tiếp tục hồi phục.

"Với các mảng kinh doanh hiện tại, chúng tôi nhận thấy nhu cầu đang tăng, các tài sản đang được tận dụng tốt và tài chính của khách hàng cũng cải thiện", CEO Aengus Kelly cho biết.

Trên thị trường, nhà đầu tư dường như cũng đồng tình với quan điểm trên, cổ phiếu AerCap đã tăng 6% trong phiên giao dịch hôm qua.

Công ty này đã kịp lấy lại 22 máy bay và 3 động cơ trước khi bị Nga tịch thu tài sản. Họ đã gửi yêu cầu bồi thường lên công ty bảo hiểm. Dù vậy, một số hãng bảo hiểm lại đến từ Nga.

Một số hợp đồng bảo hiểm này cũng được hậu thuẫn bởi các công ty tái bảo hiểm phương Tây, nhưng AerCap cho biết "thời gian và số tiền bồi thường vẫn chưa chắc chắn".

Công ty hiện sở hữu 1,624 máy bay, nhiều hơn bất kỳ hãng nào trên thế giới. Số máy bay bị giữ tại Nga hiện chỉ chiếm chưa đầy 5% giá trị đội bay của AerCap. Richard Aboulafia, Giám đốc AeroDynamic Advisory cho rằng AerCap sẽ dễ dàng vượt qua thiệt hại tài chính này. Ngay cả khi cuộc chiến kết thúc và các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, số máy bay này cũng sẽ không còn được phép hoạt động trong mắt giới chức hàng không phương Tây.

Khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/02, các hãng bay Nga vận hành 861 chiếc máy bay, theo dữ liệu từ công ty phân tích Cirium. Hơn nửa số đó thuộc về các công ty cho thuê máy bay nước ngoài, với tổng giá trị ước tính khoảng 9.2 tỷ USD.

Lệnh trừng phạt của phương Tây yêu cầu các hãng cho thuê quốc tế lấy lại máy bay trong tháng 3. Khoảng 79 chiếc đã được thu hồi. Tuy nhiên, Nga cũng thông báo đã quốc hữu hóa hàng trăm máy bay.

CỔ PHIẾU

21

203

01:49 - 20/05/2022


Chứng Khoán Châu Á Đi Xuống Do Lo Ngại Suy Thoái Tại Mỹ

Thị trường chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã giảm vào sáng thứ Năm, theo sau thị trường chứng khoán Mỹ. Hợp đồng tương lai tại Mỹ cũng giảm do lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng và các nhà đầu tư chuyển sang các nơi trú ẩn an toàn bao gồm trái phiếu chính phủ.

Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,44% lúc 10:31 PM ET (2:31 AM GMT), với dữ liệu giao dịch tháng 4 năm 2022 cho thấy xuất khẩu tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cán cân thương mại giảm xuống -39.2 tỷ yên (- 6,51 tỷ USD).

KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,60%.

Tại Úc, ASX 200 đã giảm 1,59%. Dữ liệu việc làm cho thấy thay đổi việc làm là 4.000 vào tháng 4 năm 2022, số liệu thay đổi việc làm toàn dụng là 92.400 và tỷ lệ thất nghiệp là 3,9%.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,47%.

Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,96% và Shenzhen Component giảm 1,20%.

Cổ phiếu trong khu vực bị ảnh hưởng bởi mức giảm 4% của chỉ số S&P 500 trong phiên đêm qua, đây là mức giảm lớn nhất trong gần hai năm. Nasdaq 100 index cũng giảm hơn 5%.

Các báo cáo lợi nhuận mới nhất của nhóm ngành bán lẻ cũng làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát cao đang đè nặng lên cả biên lợi nhuận và chi tiêu của người tiêu dùng. Cổ phiếu của Target Corp. (NYSE: TGT) giảm mạnh nhất kể từ ngày thứ 2 đen tối năm 1987, chỉ một ngày sau khi giá cổ phiếu Walmart Inc. (NYSE: WMT) giảm. Cổ phiếu của Cisco Systems Inc. (NASDAQ: CSCO) giảm trong thời gian giao dịch sau phiên do triển vọng doanh thu của công ty gây thất vọng.

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ duy trì giọng điệu diều hâu, với Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans nói rằng việc tăng lãi suất đang phần nào trên mức trung lập và sẽ giúp giảm lạm phát. Giá trái phiếu chính phủ tăng do tâm lý rủi ro giảm, trái phiếu ở Úc và New Zealand cũng có xu hướng tăng.

Các đợt phong tỏa COVID-19 đang diễn ra của Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến thị trường và Tencent Holdings (OTC: TCEHY) Ltd. (HK: 0700) cho biết sẽ mất thời gian để các cơ quan chức năng thực hiện những lời hứa hỗ trợ lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc có đủ dư địa chính sách để đối phó với những thác

CỔ PHIẾU

20

221

01:49 - 20/05/2022


Netflix Sa Thải Hàng Trăm Nhân Viên Sau Báo Cáo KQKD Đi Xuống

Netflix (NASDAQ:NFLX) đã sa thải 150 nhân viên và hàng chục nhà thầu để cố gắng cắt giảm chi phí sau khi báo cáo doanh thu mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm, công ty cho biết.

"Những thay đổi này chủ yếu đến từ tính chất hoạt động kinh doanh hơn là hiệu suất cá nhân, điều này khiến các quyết định trở nên đặc biệt khó khăn vì không ai trong chúng tôi muốn nói lời tạm biệt với những đồng nghiệp tuyệt vời như vậy", Netflix cho biết trong một tuyên bố với SFGATE. "Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để hỗ trợ họ vượt qua quá trình chuyển đổi rất khó khăn này".

Người khổng lồ phát trực tuyến đang cải tiến bộ phận hoạt hình của mình và 70 nhân sự đã bị sa thải chỉ tính riêng bộ phận này, Variety đưa tin .

Các vị trí bị chấm dứt hợp đồng chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng số 11.000 nhân viên của gã khổng lồ phát trực tuyến và hầu hết việc cắt giảm đang diễn ra ở Mỹ, nhiều hãng truyền thông đưa tin.

Tin tức này được đưa ra sau khi công ty có trụ sở tại Los Gatos báo cáo rằng họ đã mất hơn 200.000 người đăng ký trả phí trong quý đầu tiên của năm 2022, đánh dấu lần đầu tiên Netflix mất khách hàng trong hơn một thập kỷ.

"Tăng trưởng doanh thu của chúng tôi đã chậm lại đáng kể", công ty cho biết trong thư gửi cổ đông. "Theo chúng tôi dự đoán, tính năng phát trực tuyến đang giành chiến thắng theo đúng xu hướng và các tựa phim của Netflix rất phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập hộ gia đình tương đối cao của chúng tôi - khi xét số lượng lớn các hộ gia đình chia sẻ tài khoản - kết hợp với tình hình cạnh tranh, đang tạo ra những vấn đề về tăng trưởng doanh thu".

Netflix cho biết trong thư rằng tăng trưởng chậm lại do sự cạnh tranh từ các dịch vụ phát trực tuyến khác, chẳng hạn như Amazon.com (NASDAQ:AMZN) và Hulu, và những người đăng ký chia sẻ mật khẩu với những người không trả tiền cho dịch vụ.

Netflix đã nói với các nhân viên vào đầu tháng này rằng họ có kế hoạch thu hút người đăng ký trở lại với tài khoản hỗ trợ quảng cáo có chi phí thấp hơn, lựa chọn này có thể xuất hiện sớm nhất là vào cuối năm nay, New York Times đưa tin.

Theo Investing

CỔ PHIẾU

20

207

01:48 - 20/05/2022


GBP/USD: Chạm Đỉnh Ngày Nhân Lúc USD Giảm, Đà Tăng Bị Giới Hạn

• GBP/USD lấy lại đà tăng tích cực vào ngày thứ Năm và phục hồi trở lại một phần sau nhịp lao dốc qua đêm.

• Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm khiến phe mua USD giữ thế phòng thủ, tạo thêm một ít lực hỗ trợ cho GBP/USD.

• Giới trader đánh cược vào khả năng Fed tăng lãi suất và có tâm lý e dè trước rủi ro, điều này sẽ hạn chế USD trượt dốc quá đà.

• BoE càng lúc càng ít có khả năng tăng thêm lãi suất, và điều này cũng có thể góp phần xác lập giới hạn tăng giá cho cặp GBP/USD.

GBP/USD duy trì nhịp tăng trong suốt đầu phiên giao dịch châu Âu và gần đây nhất đang giao dịch gần mức đỉnh ngày, xung quanh vùng 1,2375-1,2380.

Cặp đôi này đã thu hút lực mua vào ngày thứ Năm và phục hồi một phần nhịp giảm qua đêm, mặc dù vậy giá khó có thể phục hồi mạnh. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, từ đó khiến cho phe mua USD phải giữ thế phòng thủ và tiếp thêm lực hỗ trợ cho cặp GBP/USD. Tuy vậy, với tâm lý e dè rủi ro từ giới đầu tư cùng với triển vọng Fed thắt chặt chính sách một cách quyết liệt hơn, những yếu tố này sẽ hạn chế đà giảm đối với đồng USD và giới hạn mức tăng thêm đối với GBP/USD.

Ngược lại, đồng bảng Anh thì lại bị đạp xuống bởi nền kinh tế đang tiềm ẩn nguy cơ suy thoái và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) càng lúc càng ít có khả năng tăng thêm lãi suất. Số liệu lạm phát tiêu dùng mới nhất của Vương quốc Anh được công bố vào ngày thứ Tư, cùng với sự thu hẹp bất ngờ của nền kinh tế trong tháng 3, đã làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ đình lạm. Hơn nữa, mức tiền lương cũng tăng lên, có nguy cơ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát và bào mòn sức chi tiêu của người tiêu dùng, buộc các nhà đầu tư phải tiết chế quy mô đặt cược theo kịch bản BoE tăng lãi suất.

Giới đầu tư dường như cũng lo lắng rằng việc Anh vận động đàm phán lại thỏa thuận thương mại Brexit đối với Bắc Ireland sẽ làm gia tăng căng thẳng với châu Âu và gây ra một cuộc chiến thương mại giữa cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt. Điều này có thể gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế Anh và xác thực cho triển vọng ảm đạm của BoE, do đó, tác động này sẽ giới hạn dư địa tăng của GBP/USD. Như vậy, bất kỳ khi nào cặp đôi này tăng giá trong thời gian tới đều sẽ được coi là cơ hội để các trader bán ra.

Giới trader hiện đang trông chờ các chỉ số kinh tế Hoa Kỳ, nhất là “Chỉ số Sản xuất” của Fed Philadelphia, “Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu” hàng tuần như thông thường và dữ liệu “Doanh số bán nhà hiệ

FOREX

20

210

01:47 - 20/05/2022

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.