Đăng kíĐăng Nhập

Babytrader

Bài viết của Babytrader

Babytrader

CEO Của Tesla Elon Musk Hoàn Thành Kế Hoạch Bán Cổ Phiếu

Giám đốc điều hành Tesla (NASDAQ:TSLA) Inc, Elon Musk, hôm thứ Ba đã hoàn tất việc bán cổ phiếu liên quan đến các quyền chọn của ông dự kiến sẽ đến hạn vào năm tới, theo hồ sơ chứng khoán, theo Reuters

ceo-cua-tesla-elon-musk-hoan-thanh-ke-hoach-ban-co-phieu

"Kế hoạch giao dịch theo quy tắc 10b5-1 này đã được hoàn thành vào ngày 28 tháng 12 năm 2021", hồ sơ chứng khoán cho biết, đề cập đến việc bán cổ phiếu liên quan đến quyền chọn của Musk được thiết lập vào tháng 9 thông qua một kế hoạch giao dịch.

Tỷ phú này cho biết vào ngày 22 tháng 12 rằng anh ta sẽ đạt được mục tiêu bán khoảng 10% cổ phần của mình tại Tesla , khi ông hoàn thành việc bán cổ phiếu "được lập trình trước" của mình.

"Vẫn còn một vài đợt nữa, nhưng gần như đã hoàn thành", anh ấy đã tweet vào thời điểm đó.

Musk đã thực hiện quyền chọn vào thứ Ba để mua 1,6 triệu cổ phiếu của Tesla và bán 934.090 cổ phiếu với giá 1,02 tỷ USD để trả các khoản thuế liên quan đến việc thực hiện quyền chọn, hồ sơ cho thấy.

Với giao dịch mới nhất, ông đã thực hiện tất cả các quyền chọn mua 22,86 triệu cổ phiếu, dự kiến sẽ đến hạn vào năm tới, theo tính toán của Reuters.

theo traderhub.vn

CHỨNG KHOÁN VUI

0

371

16:18 - 29/12/2021


Babytrader

Khi Nào Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Nên Chốt Lời?

Trong những bài viết trước chúng tôi đã đề cập, chia sẻ những kinh nghiệm về việc định giá, mua cổ phiếu cũng như cắt lỗ khi giao dịch chứng khoán và đã nhận được khá nhiều đánh giá, phản hồi tích cực từ những nhà giao dịch mới tham gia thị trường. Và để tiếp nối chuỗi bài viết cung cấp kiến thức chứng khoán cơ bản, ngày hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến khía cạnh khác trong quá trình đầu tư giao dịch chứng khoán, đó là khi nào nhà đầu tư chứng khoán nên chốt lời.
Trước khi đi vào tìm hiểu khi nào nên chốt lời, chúng ta đầu tiên cần làm rõ khái niệm thế nào là chốt lời trong chứng khoán

Chốt lời là gì?

Chốt lời (take profit) là khái niệm để chỉ việc bạn đóng lệnh giao dịch khi tỷ giá đạt đến một mức lợi nhuận nhất định, thường là đạt đến con số mà nhà đầu tư cảm thấy là đủ, và không muốn duy trì lệnh tiếp để tránh những rủi ro thua lỗ. Khi lệnh chốt lời của bạn được thực hiện thì giao dịch sẽ được đóng theo mức giá mà bạn đặt ra. Ngoài ra trong thị trường chứng khoán, khái niệm chốt lời còn được hiểu theo một cách đó là bạn bán đi những cổ phiếu đang nắm giữ, khi thấy giá của chúng đã tăng đến một mức độ như mong muốn.

Việc chốt lời tuy sẽ làm hạn chế mức lợi nhuận của bạn (trong trường hợp diễn biến thị trường vẫn đi đúng hướng, giá vẫn tiếp tục tăng). Nhưng đồng nghĩa với việc nếu thị trường có diễn biến xấu, giá đi xuống đột ngột thì tài khoản và mức lợi nhuận của bạn sẽ được bảo vệ an toàn.

Như vậy vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu khái quát về thế nào là chốt lời trong chứng khoán và những lợi ích, tác dụng của nó. Ở phần sau chúng ta sẽ đi đến nội dung chính, đó là khi nào thì nhà đầu tư chứng khoán nên chốt lời.

Khi nào nhà đầu tư chứng khoán nên chốt lời?

Tình trạng chung của những F0 chứng khoán đó là họ thường bị cuốn theo trào lưu của thị trường, khi thị trường đang trên đà tăng giá thì họ rất dễ đặt kỳ vọng quá cao vào những cổ phiếu mà bản thân đang nắm giữ, từ đó muốn việc chốt lời của mình phải ở trên đỉnh nhằm mang lại mức lợi nhuận tối đa. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên họ nhiều khi sẽ không nhìn ra được những dấu hiệu tiềm ẩn báo động cho một đợt sụt giá tiềm tàng, đây gọi là trường hợp “đu đỉnh”

Luôn phải biết điểm dừng

Trên thực tế không một ai có thể dự đoán được thị trường sẽ diễn biến theo chiều hướng như thế nào, ngay cả những nhà giao dịch giàu kinh nghiệm nhất. Nhà đầu tư huyền thoại William J. O'Neil từng nói: "Bạn sẽ không bao giờ bán được ở đỉnh giá chính xác, do vậy đừng tự giày vò mình nếu cổ phiếu của bạn tiếp tục lên cao hơn nữa sau khi đã bán ra".

Do đó trong đầu tư chứng khoán, khả năng kiểm soát lòng tham của bản thân cũng quan trọng không kém những kiến thức và kinh nghiệm giao dịch. Nhà đầu tư khi nào cũng phải tuân theo nguyên tắc mua vào khi giá thấp hơn giá trị, bán ra khi giá cao hơn giá trị và đặc biệt là "biết đủ và hài lòng". Không được xem việc mua bán cổ phiếu là một canh bạc và m

TRADER MỚI

0

522

16:15 - 29/12/2021


Babytrader

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Bán Non (Short Squeeze) Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Đầu tư không phải chỉ là trò chơi may rủi, mà nó đòi hỏi bạn phải đặt nhiều tâm sức và thời gian để học hỏi kiến thức mới, từ đó đưa ra những nhận định phù hợp và xây dựng hướng đi riêng cho mình.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến đầu tư tài chính và muốn tìm hiểu thêm thêm về thị trường này, khái niệm Bán Non (Short Squeeze) là những điều bạn không thể bỏ lỡ. Cùng traderhub.vn tìm hiểu thêm về khái niệm bán non (Short Squeeze) trong đầu tư chứng khoán nhé!


Bán Non là gì?

Bán non trong tiếng Anh là Short Squeeze. Bán non là một tình huống trong đó giá cổ phiếu hay hàng hoá (có nhiều vị thế bán) tăng lên rất mạnh, buộc nhiều người bán khống phải kết thúc vị thế bán của mình để cắt lỗ, và càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó.

Vị thế bán (Short position) là việc nhà đầu tư đã bán một tài sản mà người đó không sở hữu với dự đoán tài sản đó sẽ giảm giá trong tương lai. Theo đó vị thế bán hay còn gọi là Short Position chỉ việc nhà đầu tư đã bán một tài sản mà người đó không sở hữu với mong muốn tài sản đó sẽ giảm giá trong tương lai.

Người bán khống vay cổ phiếu của một loại tài sản mà họ tin rằng sẽ giảm giá để mua chúng sau khi chúng giảm giá. Nếu người chơi dự đoán đúng, họ trả lại cổ phiếu và bỏ túi phần chênh lệch giữa giá khi họ bắt đầu bán khống và giá thực tế. Ngược lại, nếu dự đoán sai, người chơi buộc phải mua với giá cao hơn và trả khoản chênh lệch giữa giá họ đặt và giá bán của nó.

Đặc điểm của bán non trong đầu tư chứng khoán

Những nhà đầu tư đồng ý bán non thường phải chấp nhận lỗ. Cổ phiếu bắt đầu xoay vòng thường là nguyên nhân kích hoạt bán non. Mặc dù sự xoay vòng này có thể chỉ là tạm thời. Thế nhưng, ít nhà đầu tư nào có thể trang trải được rủi ro thua lỗ trên các vị thế bán. Chính vì vậy, họ chấp nhận đóng vị thế bán đồng thời chịu một khoản lỗ.

Bán non là rủi ro liên quan đến bán khống. Bán khống (Short selling) là một chiến lược đầu tư/ giao dịch được thực hiện dựa trên dự đoán về sự sụt giảm của giá cổ phiếu/ giá chứng khoán khác.

Việc bán non sẽ có xu hướng tăng lên khi cổ phiếu bắt đầu tăng giá mạnh. Bởi vì những người người bán khống muốn thoát khỏi vị thế bán của mình. Ví dụ, nếu một cổ phiếu tăng 15% trong một ngày, những người có vị thế bán sẽ thoát khỏi vị thế bán bằng cách thanh lý tài sản để mua lại cổ phiếu. Giá sẽ càng lên cao hơn khi càng nhiều người bán khống muốn mua lại cổ phiếu.

Khi khối lượng bán khống ở mức cao, ít nhất là cao hơn mức bình thường đối với một cổ phiếu, có thể dẫn đến việc b

TRADER MỚI

0

397

16:14 - 29/12/2021


Babytrader

Cách Sử Dụng Điểm Xoay Pivot Khi Giao Dịch Theo Vùng Giá

Cách đơn giản nhất để sử dụng các điểm pivot (điểm xoay) khi giao dịch forex là xem chúng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường.

Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự, giá sẽ kiểm tra các mức pivot đó nhiều lần.

Số lần mà cặp forex chạm vào mức pivot càng nhiều rồi sau đó đảo chiều thì mức đó càng mạnh.

Trên thực tế, “pivot” có nghĩa đơn giản là đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó đảo chiều.

Nếu bạn thấy rằng mức pivot đang giữ vững thì tình huống này có thể sẽ mang lại cho bạn cơ hội giao dịch khá tốt.

• Nếu giá tiến gần đến mức kháng cự trên, bạn có thể BÁN cặp tiền và đặt điểm dừng lỗ ngay trên mức kháng cự.

• Nếu giá lùi về gần mức hỗ trợ, bạn có thể vào lệnh MUA và đặt điểm dừng lỗ ngay dưới mức này.

Thật đơn giản phải không? Chúng cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường vậy và cách sử dụng cũng không có gì khó.

Để hình dung rõ hơn, bạn có thể xem qua một ví dụ như sau. Đây là biểu đồ 15 phút của GBP/U

Trong biểu đồ trên, giá đang kiểm tra (test) mức hỗ trợ S1. Nếu bạn nghĩ rằng mức này sẽ được giữ vững thì bạn có thể vào lệnh mua trực tiếp tại mức giá thị trường và sau đó đặt vị trí cắt lỗ nằm bên dưới mức hỗ trợ tiếp theo.

Nếu thận trọng, bạn có thể đặt một điểm dừng lỗ cách xa ngay dưới mức S2. Nếu giá xuyên thủng mức S2, rất có thể giá sẽ không tăng trở lại, vì cả S1 và S2 đều có thể trở thành mức kháng cự.

Nếu bạn quyết liệt hơn một chút và tin rằng ngưỡng hỗ trợ S1 sẽ được giữ vững, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ngay dưới S1.

Đối với điểm chốt lời, bạn có thể nhắm mục tiêu đến mức PP hoặc R1, vì hai mức này cũng có thể tạo lực kháng cự. Vậy nếu bạn vào lệnh mua ở mức giá thị trường trực tiếp thì kết quả sẽ như thế nào?

Quá tốt, có vẻ như S1 đã giữ vững vai trò hỗ trợ. Hơn nữa, nếu bạn nhắm mục tiêu ở mức PP làm điểm chốt lời thì có lẽ bạn sẽ lãi rất nhiều pip với lợi nhuận kha khá.

Tất nhiên, sự việc không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Bạn không nên chỉ dựa vào các mức pivot để giao dịch mà nên lưu ý xem các mức này có trùng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đây hay không.

TRADER MỚI

0

420

16:13 - 29/12/2021


Babytrader

Kinh Nghiệm Bắt Đấy Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Trong khoảng vài năm trở lại đây, chứng khoán nổi lên như là một kênh đầu tư an toàn và tiềm năng, thu hút đông đảo cộng đồng các nhà đầu tư. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển của thị trường thì sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những F0 chứng khoán (những người đầu tư mới với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế). Và để cho những nhà đầu tư mới này đỡ bỡ ngỡ, hạn chế thua lỗ khi bước đầu tham gia giao dịch. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bắt đáy trong đầu tư chứng khoán.

Bắt đáy trong đầu tư chứng khoán là gì?

Bắt đáy ( Bottom Fishing) là khái niệm dùng để chỉ việc nhà đầu tư rót vốn vào những tài sản (cổ phiếu, chỉ số,...) đã trải qua những sự suy giảm về giá - sự rớt giá này tới từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trong đầu tư chứng khoán, khi thực hiện việc bắt đáy nhà đầu tư thường sẽ sử dụng phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật để dự đoán xem liệu việc giảm giá của sản phẩm này chỉ là tạm thời và sẽ tăng giá trong tương lai hay không? Có mang lại lợi nhuận hay không? Từ đó đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

Qua khái niệm tổng quát vừa rồi, có thể thấy hành động bắt đáy trong chứng khoán đòi hỏi những kiến thức và kinh nghiệm giao dịch dày dạn, và tất nhiên sẽ được thực hiện bởi những nhà đầu tư kỳ cựu. Tuy nhiên không phải vì thế mà những nhà đầu tư bỏ qua, không tìm hiểu về chủ đề này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong bắt đáy chứng khoán được đúc rút ra từ thực tiễn.

Những kinh nghiệm bắt đáy trong đầu tư chứng khoán

Nói một cách ví von việc bắt đáy trong chứng khoán không khác gì việc tung một con dao lên và cố gắng bắt lấy khi nó rơi xuống, bởi cả hai việc này đều ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu những rủi ro này đến mức thấp nhất nếu như hiểu được cơ chế hoạt động của thị trường và những kỹ thuật chuyên dùng để bắt đáy.

Những dấu hiệu cho thấy giá của một cổ phiếu đang dò đáy

Như đã nói ở trên, bắt đáy chứng khoán có nghĩa là thu mua những cổ phiếu đang có sự suy giảm về giá, và mong đợi rằng chúng sẽ tăng giá trong tương lai nhằm mang lại lợi nhuận. Vậy làm thế nào để biết được cổ phiếu nào đang bị giảm giá mạnh?

Sau đây là những dấu hiệu của một cổ phiếu có giá đang chạm đáy:

1. Một nhóm mã (vài mã Blue-chip) giữ giá trong khi thị trường đang trong những phiên giảm mạnh.

2. Tiếp theo là những phiên hồi ảo làm cho nhà đầu tư nghĩ đây là đáy và vội vàng mua vào. Cộng thêm vài tin tốt làm cho thị trường trở nên hưng phấn hơn. Nhưn

TRADER MỚI

0

443

16:10 - 29/12/2021


Babytrader

Fomo Là Gì? Kinh Nghiệm Vượt Qua Fomo Khi Đầu Tư Chứng Khoán

Fomo - Một trong những thuật ngữ khá quen thuộc với nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường. Thế nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về thuật ngữ này cũng như cách khắc phục khi gặp phải tâm lý Fomo trong đầu tư. Vậy nên, ở bài viết này traderhub.vn sẽ giải thích và chia sẻ với bạn những kinh nghiệm giúp vượt qua Fomo khi đầu tư chứng khoán.

Fomo là gì? Fomo trong chứng khoán là gì

Fomo là một hiện tượng tâm lý được viết tắt từ cụm từ Fear Of Missing Out. Fomo là một hiệu ứng tâm lý mà những người mang nó thường sợ bỏ lỡ mất cơ hội. Fomo không chỉ xảy ra trong đầu tư, mà còn trong học tập, công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Riêng với thị trường chứng khoán, bởi tính cạnh tranh khốc liệt mà thị trường chứng khoán luôn khiến cho traders cảm thấy thua kém hay thua thiệt những người xung quanh. Tâm lý Fomo càng cao, càng làm cho bản thân muốn so sánh mình với người khác vì họ sợ bỏ lỡ mất cơ hội và trở thành người “tối cổ”.

Bởi vậy, người mắc hội chứng này thường có những suy nghĩ tạm thời, thiếu lý trí và đưa ra nhiều quyết định sai lầm hấp tấp. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả không đánh có tại thời điểm hiện tại hoặc gây ra những hậu quả khôn lường về sau.

Bạn lo sợ mình sẽ để vụt mất cơ hội đầu tư sinh lời này đồng thời không muốn lạc hậu hơn so với mọi người. Đến khi giá của cổ phiếu A xuống thấp, bạn lâm vào tình trạng hoảng loạn và bán tháo tất cả cổ phiếu A mà bạn đang sở hữu.”

Tâm lý đám đông cùng nỗi sợ vụt mất cơ hội chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng Fomo trong đầu tư chứng khoán này.

Fomo trong chứng khoán là gì?

Không có một định nghĩa chính xác nào có thể giải quyết câu hỏi “Fomo trong chứng khoán là gì?”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể và chi tiết qua một vài ví dụ thực tế sau:

“Bạn là một nhà đầu tư chứng khoán mới vào nghề, kinh nghiệm của bạn không có nhiều. Trong thời gian gần đây, một mã cổ phiếu, tạm gọi là cổ phiếu A do bạn đầu tư đang liên tục tăng giá. Cổ phiếu A nhận được sự quan tâm và bàn tán của rất nhiều các nhà đầu tư khác. Điều này khiến bạn muốn mua thêm nhiều cổ phiếu A mặc dù giá của nó đang rất cao.

Bạn lo sợ mình sẽ để vụt mất cơ hội đầu tư sinh lời này đồng thời không muốn lạc hậu hơn so với mọi người. Đến khi giá của cổ phiếu A xuống thấp, bạn lâm vào tình trạng hoảng loạn và bán tháo tất cả cổ phiếu A mà bạn đang sở hữu.”

Tâm lý đám đông cùng nỗi sợ vụt mất cơ hội chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng Fomo trong đầu tư chứng khoán này.

<

TRADER MỚI

0

420

16:09 - 29/12/2021


Babytrader

Trader Forex Nên Làm Gì Khi Cháy Tài Khoản?

Có một sự thật hơi “phũ phàng” nhưng bất kỳ trader forex nào phải trải qua, đó là cháy tài khoản forex. Theo thống kê, có tới 95% nhà đầu tư forex đều bị cháy tài khoản khi tham gia vào thị trường này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, thì đừng lo lắng quá vì đây là một tình trạng rất thường gặp. Vậy cháy tài khoản là gì, và trader nên làm gì khi bị cháy tài khoản forex? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cháy tài khoản là gì?

Trong tiếng anh, cháy tài khoản Forex được gọi là Margin Call, được hiểu khi toàn bộ số tiền của bạn dành cho đầu tư Forex đều bị thua lỗ. Tình trạng này xảy ra thường là do bạn dự đoán sai hướng đi của giá, khiến các lệnh giao dịch đều bị âm. Và để duy trì lệnh của mình, bạn buộc phải nạp tiền vào để gồng lỗ. Khi đó tiền nạp vào tài khoản sẽ bị trừ dần, cho đến khi bạn không còn đủ sức gồng lỗ thì tài khoản sẽ về số 0. Khi đó, bạn-đã-bị-cháy-tài-khoản.

Tất nhiên, khi nhìn tài khoản của mình về 0, bạn không thể tránh khỏi việc bị cảm xúc chi phối, cảm thấy buồn bã, hối hận hay thậm chí thất vọng, bất lực…. Tuy nhiên điều đáng buồn là dù bạn có làm gì, cảm xúc có trở nên tệ thế nào nào thì sự thật rằng bạn cũng không thể lấy lại những gì đã mất.

Vậy trader forex nên làm gì khi cháy tài khoản?

Chấp nhận sự thật rằng “Bạn đã thua”

Việc chấp nhận rằng toàn bộ tiền của bạn đã không còn là một sự thật không hề dễ tí nào, cũng như việc đẩy những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu không phải là việc bạn có thể làm được ngay khi bị chý tài khoản. Tuy nhiên, thay vì tiếc nuối số tiền đã mất và có ý định nạp thêm tiền đề gồng lỗ hy vọng lấy lại được, chúng tôi khuyên bạn nên cắt lệnh thua lỗ chứ đừng cố đấm ăn xôi rồi thua thêm.

Thay vì chán nản và thất vọng, bạn có thể xem đây như một cơ hội để học tập và rút kinh nghiêm để có những giao dịch sau được tốt hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc thua lỗ

Việc tìm ra nguyên nhân thua lỗ sau khi bị cháy tài khoản không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, đó là việc một trader chuyên nghiệp sẽ làm khi có những khoản thua lỗ trong giao dịch của mình. Phân tích là một phần quan trọng đối với trader. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong phần nhật ký giao dịch của mình, với điều kiện là bạn phải có nhật ký và bạn có đủ luận để viết chi tiết từng lệnh giao dịch.

Bắt đầu lại với tài khoản demo

Việc quay lại chơi demo khi bạn bị cháy tài khoản không phải là điều tồi tệ nhất mà đây là cơ hội giúp bạn sửa các lỗi sai lầm từng mắc phải.

Hãy tưởng tượng tài khoản demo này giống như tài khoản thật. T

TRADER MỚI

0

433

16:07 - 29/12/2021


Babytrader

Hướng Dẫn 7 Bước Kiểm Tra Trước Khi Vào Lệnh

Tại sao nên áp dụng 7 bước kiểm tra trước khi giao dịch?

Thực hiện 7 bước kiểm tra giao dịch là một phần quan trọng trong quá trình giao dịch vì thói quen này sẽ giúp các trader giữ kỷ luật, tuân thủ theo kế hoạch giao dịch và xây dựng tâm thái tự tin. Danh sách các bước kiểm tra giao dịch bao gồm một loạt các câu hỏi mà trader cần trả lời trước khi vào lệnh giao dịch.

Điều quan trọng là bạn không được nhầm lẫn giữa kế hoạch giao dịch với danh sách các bước kiểm tra giao dịch. Kế hoạch giao dịch giúp bạn xử lý đến bức tranh toàn cảnh, ví dụ như thị trường mà bạn đang giao dịch và phương pháp phân tích mà bạn chọn. Danh sách các bước kiểm tra giao dịch thì lại tập trung vào từng lệnh giao dịch riêng lẻ và các điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi vào lệnh.

Danh sách các bước kiểm tra giao dịch

Trước khi vào lệnh giao dịch, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

1. Thị trường đang đi theo xu hướng hay đang chuyển động trong một biên độ nhất định?

2. Có mức hỗ trợ hoặc kháng cự đáng chú ý nào gần đó không?

3. Lệnh giao dịch của bạn có được xác nhận bởi một chỉ báo nào không?

4. Tỷ lệ lãi/lỗ là bao nhiêu, có lợi không?

5. Bạn đang mạo hiểm bao nhiêu phần vốn?

6. Thị trường có bất kỳ thông tin kinh tế quan trọng nào có khả năng tác động đến hoạt động giao dịch không?

7. Bạn có đang tuân theo kế hoạch giao dịch không?

1) Thị trường đang đi theo xu hướng hay đang chuyển động trong một biên độ nhất định?

Thị trường có xu hướng

Các trader giàu kinh nghiệm đều biết rằng nếu tìm ra một xu hướng mạnh và giao dịch đúng theo hướng chuyển động của xu hướng đó thì họ sẽ có khả năng đặt lệnh giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.

Giới trader thường kháo nhau rằng thị trường đang đi theo xu hướng sẽ có khả năng cứu cánh cho những trader lỡ vào lệnh ở mức giá xấu. Như minh họa bên dưới, ngay cả khi trader vào lệnh bán sau khi xu hướng đã được thiết lập từ lâu thì xu hướng lớn của thị trường sẽ vẫn mang lại lãi (tính bằng pip) nhiều hơn cho phe bán thay vì phe mua (phe mua: 7.000 pip, phe bán: 12.400 pip).

Các bạn trader cần tự hỏi liệu thị trường có đang cho thấy các dấu hiệu của một xu hướng mạnh hay không và l

TRADER MỚI

0

405

16:05 - 29/12/2021


Babytrader

Có thể trở thành triệu phú chỉ bằng việc giao dịch Forex không?

Lịch sử sinh lợi của giao dịch ngoại hối

Giao dịch ngoại hối (forex, fx) là một trong những thị trường tài chính phổ biến nhất trên toàn cầu. Điều thú vị là các hoạt động trao đổi ngoại tệ đã xuất hiện từ thời Babylon cổ đại, nơi mọi người bắt đầu trao đổi hàng hóa và phát triển hệ thống hàng đổi hàng.


Nhiều thế kỷ sau, những đồng tiền vàng đầu tiên được sản xuất, mang lại sự ổn định và lâu bền trên thị trường ngoại hối. Vào thế kỷ 19, tiêu chuẩn vàng được chấp nhận, hỗ trợ cho lĩnh vực trao đổi ngoại hối trên toàn cầu.
Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ hai, thị trường ngoại hối đã được chuyển đổi bởi Hệ thống Bretton Wood, gắn ngoại tệ với đồng đô la Mỹ, cùng với các sự kiện lớn khác như Hiệp ước Plaza và sự ra đời của đồng euro sau đó.
Với sự ra đời của giao dịch trực tuyến, thế giới giao dịch ngoại hối đã có những biến đổi vĩnh viễn. Giờ đây, thị trường ngoại hối đã là thị trường lớn nhất trên thế giới (với khối lượng giao dịch hàng ngày hơn 5,1 nghìn tỷ USD theo dữ liệu gần đây).


Tuy nhiên, thị trường ngoại hối được đánh dấu bởi những thay đổi liên tục, biến động và không chắc chắn. Chính bản chất liên tục thay đổi của giao dịch ngoại hối đã thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào thị trường hơn và cho phép họ trở thành triệu phú!

Làm thế nào bạn có thể trở thành một triệu phú bằng cách giao dịch ngoại hối

Tiền không phải là tất cả. Nhưng nhiều người trong chúng ta muốn có xe hơi đắt tiền, nhà sang trọng, bạn bè nổi tiếng và những cánh cổng trang trí độc lạ. Tuy nhiên, sự thật là để trở thành một triệu phú, người ta phải có tư duy đúng đắn.


Bạn phải có tầm nhìn và mục tiêu thực tế, vì vậy hãy quên đi những kế hoạch làm giàu nhanh chóng chỉ có trên phim ảnh. Bạn chỉ có thể trở nên giàu có với giao dịch ngoại hối bằng cách đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực. Để thành công, bạn phải đi trước đón đầu: bạn phải thường xuyên theo dõi các thông báo tin tức và học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thị trường ngoại hối luôn luôn thay đổi. Vì vậy, đừng ngần ngại không tham gia các hội thảo trên web và đầu tư vào việc học hỏi kỹ năng giao dịch.


Sau đó, bất kỳ trader ngoại hối nào cũng phải thiết lập phong cách giao dịch ngoại hối và chiến lược sinh lời của riêng mình. Các trader mới bắt đầu không nên ngại khám phá sự phức tạp của thị trường và tìm ra chiến lược phù hợp với trình độ kiến ​​thức và mục tiêu cá nhân của mình.


Đối với cả người mới bắt đầu và các chuyên gia, giao dịch ngoại hối có tiềm năng kiếm tiền rất lớn. Tuy nhiên, thành công của bạn cũng phụ thuộc vào số tiền bạn sẵn sàng đầu tư và chịu mất. Theo các chuyên gia, nếu bạn bắt đầu với 1.000 USD và đảm bảo thu về lợi nhuận 10% mỗi tháng, bạn có thể trở thành triệu phú trong vòng chưa đầy 10 năm.


Trên hết, những trader giỏi là những người kiên định và kiên nhẫn. Có một nhật ký giao dịch ngoại hối là một kỹ thuật hữu ích để giúp bạn theo dõi các động thái, xu hướng trong quá khứ và cảm xúc c

TRADER MỚI

0

390

16:01 - 29/12/2021


Babytrader

Hướng Dẫn Sử Dụng Điểm Xoay Pivot Để Giao Dịch Điểm Breakout

Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường, các điểm xoay pivot sẽ không giữ nguyên mãi mãi.

Sử dụng điểm xoay pivot để giao dịch theo vùng giá sẽ có hiệu quả nhất định, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Trong những thời điểm mà các mức này không giữ vững được, bạn nên chuẩn bị sẵn một số công cụ khác để tận dụng lợi thế tùy từng tình huống.

Như đã giới thiệu trước đó, có hai cách chính để giao dịch phá vỡ vùng giá: cách liều lĩnh hoặc cách an toàn.

Cả hai phương pháp này đều có hiệu quả tốt. Chỉ cần nhớ rằng nếu bạn chọn cách an toàn, có nghĩa là chờ đợi giá tái kiểm tra (retest) ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, thì bạn có thể sẽ bỏ lỡ đoạn sóng giá ban đầu.

Sử dụng điểm xoay pivot để giao dịch theo điểm phá vỡ vùng giá tiềm năng

Biểu đồ dưới đây thể hiện phương pháp giao dịch theo các điểm phá vỡ vùng giá tiềm năng bằng cách sử dụng các điểm xoay pivot. Dưới đây là biểu đồ 15 phút của cặp EUR/USD.

Trong trường hợp này, có thể thấy tỷ giá EUR/USD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày.

EUR/USD mở cửa ở mức giá cách biệt một khoảng trống theo chiều tăng phía bên trên điểm xoay pivot (PP). Giá đã tăng mạnh trước khi chững lại một chút tại ngưỡng R1.

Cuối cùng, mức kháng cự đã bị phá vỡ và cặp forex này đã tăng thêm 50 pip.

Nếu bạn giao dịch theo kiểu liều lĩnh thì chắc hẳn bạn sẽ bắt được sóng giá ban đầu và kiếm được lợi nhuận khủng.

Nhưng ngược lại, nếu bạn chọn cách an toàn và chờ giá tái kiểm tra thì có lẽ bạn sẽ hơi thất vọng vì bỏ lỡ cơ hội. Giá đã không tái kiểm tra sau khi phá vỡ ngưỡng R1. Trên thực tế, điều tương tự cũng xảy ra cho cả ngưỡng R1 và R2.

Chú ý rằng phe mua EUR/USD cũng đã cố gắng đẩy giá lên theo cách tương tự tại ngưỡng R3.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn phương án liều lĩnh thì có lẽ bạn sẽ bị vướng vào một tình huống phá vỡ giả (false breakout) do giá không thể duy trì bên trên mức phá vỡ ban đầu. Nếu điểm dừng lỗ của bạn quá gần thì thì bạn sẽ bị đá văng lệnh (lệnh chạm dừng lỗ tự thoát).

Tuy nhiên, sau đó, giá cuối cùng đã phá ngưỡng R3 trở lại. Lưu ý rằng EUR/USD cũng đã retest đường kháng cự bị phá vỡ trước đó.

TRADER MỚI

0

391

15:57 - 29/12/2021

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.