Thị trường giá tăng 40 năm vẫn còn dư địa để tiếp tục; sau đây là lý do tại sao

Thị trường chứng khoán Mỹ đã chạm vào vùng điều chỉnh trong năm nay và biến động đó không có dấu hiệu sẽ giảm bớt trong ngắn hạn.

Thị trường giá tăng 40 năm vẫn còn dư địa để tiếp tục; sau đây là lý do tại sao
Vtrade_Admin

13:29, 15/03/2022

691

VIEW

Thị trường chứng khoán Mỹ đã chạm vào vùng điều chỉnh trong năm nay và biến động đó không có dấu hiệu sẽ giảm bớt trong ngắn hạn.

 

Thị trường giá tăng 40 năm vẫn còn dư địa để tiếp tục; sau đây là lý do tại sao - hình 1

Câu hỏi trong đầu mọi người bây giờ là liệu thị trường giá tăng có đang gặp nguy hiểm hay không.

Câu trả lời phụ thuộc vào nhóm người nói chuyện này với bạn. Một nhóm có vẻ khá chắc chắn. Tuy nhiên, nhóm còn lại có vẻ không tự tin như vậy. Và những tín hiệu trái chiều này cho thấy nhà đầu tư có lý do để tiếp tục lạc quan trong năm 2023 và tương lai xa hơn nữa.

Có hai cách để đo lường các khung thời gian trên thị trường: chu kỳ, được đo bằng tháng hoặc năm; và dài hạn, được đo bằng thập kỷ. Thị trường luôn ở một trong bốn vị trí, chẳng hạn như một thị trường giá tăng theo chu kỳ bên trong một thị trường giá giảm dài hạn.

Cho đến đầu tháng 1 năm 2022, thị trường đã ở trong một giai đoạn giá tăng theo cung kỳ bên trong một giai đoạn giá tăng dài hạn - hai thị trường giá tăng cùng một lúc. Giai đoạn giá tăng theo chu kỳ đã bắt đầu vào cuối tháng 3 năm 2020, sau khi thị trường lao dốc do đại dịch Covid-19 bùng phát. Xu hướng giá tăng dài hạn thì đã bắt đầu từ tận năm 1982, khi thị trường chứng khoán thoát khỏi giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng kéo dài 14 năm khiến chỉ số S&P 500 giảm hơn một nửa giá trị sau khi được điều chỉnh theo lạm phát. Đã có một số giai đoạn giá giảm theo chu kỳ đáng chú ý trong giai đoạn giá tăng dài hạn này, bao gồm đợt sụp đổ hồi năm 1987, đợt sụp đổ của internet vào đầu những năm 2000 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó.

 

Vậy hiện tại thị trường giá giảm nào đang gặp nguy hiểm - chu kỳ hay dài hạn?

Tất nhiên, không ai có một quả cầu pha lê để đoán trước tương lai. Nhưng vào thời điểm cụ thể này, với việc Cục Dự trữ Liên bang sắp bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát ăn sâu vào túi tiền của các hộ gia đình và cuộc chiến ở Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu, xác suất thị trường chuyển sang sụt giảm theo chu kỳ trong năm nay rõ ràng là cao hơn bình thường.

Ở chiều ngược lại, thị trường giá tăng dài hạn có vẻ vẫn đủ mạnh để có thể tiếp tục tồn tại trong tương lai gần.

Điều đó nghe có vẻ điên rồ. Xu hướng giá tăng hiện tại đã có một đợt tăng giá mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm gần đây. Thị trường đã tăng mạnh đến nỗi các nhà tiên lượng đã gợi ý về khả năng xảy ra bong bóng. Các tiên lượng đó cuối cùng đã được chứng minh là không chính xác.

Jacques Cesar, một thành viên hợp danh cũ của Oliver Wyman và hiện là chuyên gia nghiên cứu thị trường cho công ty này, đã dành 5 năm qua để nghiên cứu lịch sử 150 năm của thị trường chứng khoán Mỹ. Gần đây, ông đã xuất bản 3 sách trắng cho thấy không có bong bóng thị trường trong những năm gần đây. Theo ông, giá cổ phiếu đã tăng lên mức cao kỷ lục vì 3 lý do: Biên lợi nhuận doanh nghiệp đã tiến gần đến mức cao nhất trong 100 năm. Lãi suất thực (sau khi trừ đi lạm phát) đã ở gần mức thấp nhất trong lịch sử. Và lạm phát cũng đã được kiểm soát cho đến gần đây.

Tất nhiên, chỉ vì không có bong bóng không có nghĩa là xu hướng giá tăng dài hạn sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ. Mặc dù giai đoạn giá tăng hiện tại vẫn còn non trẻ so với giai đoạn giá tăng trước - kéo dài 72 năm, bắt đầu từ cuối những năm 1850 và kết thúc vào năm 1929.

Xu hướng giá tăng dài hạn hiện tại đã được thúc đẩy bởi 3 động lực xuất hiện vào những thời điểm khác nhau. Thứ nhất, bắt đầu từ đầu những năm 1980, kỳ vọng lạm phát dài hạn thấp hơn đã làm giảm “phần bù rủi ro vốn cổ phần”. Các nhà đầu tư đã yêu cầu lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận phi rủi ro để biện minh cho rủi ro của việc nắm giữ cổ phiếu.

Hiệu ứng đó đã bắt đầu suy yếu vào đầu những năm 1990, nhưng một động lực mới lại xuất hiện: khởi đầu của một sự cải thiện bền vững trong biên lợi nhuận doanh nghiệp, một xu hướng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Biên lợi nhuận ngày nay đã cao gấp đôi so với cách đây 3 thập kỷ.

Động lực cuối cùng xuất hiện là lãi suất thực (sau lạm phát) thấp hơn - tức là xu hướng sụt giảm trên tổng thể kéo dài nhiều thập kỷ của lãi suất thực. Yếu tố này đã là một động lực thúc đẩy thị trường giá tăng đặc biệt mạnh mẽ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đến cuối năm 2021, khi thế giới chìm trong đại dịch, lãi suất thực đã ở mức thấp nhất mọi thời đại. Chắc chắn là lãi suất thực sẽ tăng lên khi Fed bước vào giai đoạn thắt chặt tiền tệ như tình hình đầu năm nay cho đến khi cuộc chiến ở Ukraine kích hoạt xu hướng tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn. 

 

Nhưng không nên nhầm lẫn giữa một giai đoạn giá tăng theo chu kỳ và một xu hướng giá tăng dài hạn.

Đừng nhầm lẫn: thị trường giá tăng dài hạn này sẽ kết thúc một ngày nào đó. Biên lợi nhuận doanh nghiệp tăng càng lâu thì khả năng càng lớn sẽ xảy ra các phản ứng chính trị tập trung nhiều hơn vào thị trường lao động, cũng như tăng cường quy định pháp lý và thuế.

Tương tự như vậy, việc lãi suất thực giảm mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính không thể kéo dài mãi mãi vì nó sẽ đẩy tất cả các tài sản tài chính lên các mức định giá phi lý. Hơn nữa, giá nhà, vốn đã cao đến mức khó chịu, sẽ bùng nổ đến mức hoàn toàn không thể mua được đối với các thế hệ trẻ. Việc này sẽ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội và thế hệ. Vấn đề này sẽ gây ra những căng thẳng không bền vững cho cấu trúc xã hội.

Có một yếu tố tiềm ẩn thứ ba có thể giết chết xu hướng giá tăng dài hạn này: lạm phát. Ngay cả một dạng lạm phát nhẹ hơn so với những năm 1970 cũng đủ để chấm dứt chu kỳ giá tăng của thị trường. Các nghiên cứu cho thấy, nếu kỳ vọng lạm phát dài hạn chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh của thời kỳ lạm phát phi mã những năm 70 thì thị trường cũng có thể sẽ mất gần một nửa giá trị.

 

Vậy, với 3 yếu tố có tiềm năng giết chết thị trường giá tăng dài hạn, tại sao vẫn có chỗ cho sự lạc quan vào năm 2023 và tương lai xa hơn?

Bởi vì có một sự khác biệt lớn giữa 3 yếu tố có tiềm năng cắt đứt giai đoạn giá tăng này. Hai yếu tố đầu tiên — sự đảo ngược của xu hướng tăng biên lợi nhuận doanh nghiệp và sự đảo ngược của xu hướng giảm lãi suất thực — vẫn chưa tiến đến thời điểm tới hạn. Chỉ có yếu tố sát thủ tiềm tàng thứ ba – lạm phát – là hiện đang được nhìn thấy rõ ràng. Nhưng lạm phát sẽ chỉ có thể cắt đứt xu hướng giá tăng dài hạn khi nó đánh bại được Fed chứ không phải ngược lại. Người ta có thể hình dung ra một kịch bản trong đó lạm phát tăng nóng hơn mức mà các ngân hàng trung ương mong muốn trong một thời gian nữa nhưng sẽ hạ nhiệt đủ sớm để kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn được duy trì. Trong kịch bản đó, xu hướng giá tăng dài hạn sẽ tiếp tục tồn tại, bất chấp khả năng nghiêm trọng sẽ xảy ra một giai đoạn giá giảm theo chu kỳ trong năm nay.

Vì vậy, bất chấp tất cả các tiêu đề tin tức ảm đạm trong những ngày này, bằng chứng cần thiết để dự đoán cái kết của thị trường giá tăng dài hạn kéo dài 40 năm qua vẫn chưa xuất hiện. Và nó có thể sẽ không xuất hiện trong nhiều năm nữa.

 

Huân Hà - Theo fool.com

Đọc thêm: Vàng bị bán mạnh khi dầu thô giảm về quanh 100 USD/thùng

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.