Nhà đầu tư đã trì hoãn một ngày phán xét. Với Omicron, ngày đó đã đến.

Trong phần lớn thời gian của năm 2021, một chủ đề chung đã thống trị tư duy đầu tư. Sự phục hồi của tăng trưởng toàn cầu, được củng cố bởi nền kinh tế đang mở cửa trở lại với hỗ trợ của vắc-xin và thúc đẩy bởi các chính sách nới lỏng tài chính và tiền tệ, đã thúc đẩy tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp.

Nhà đầu tư đã trì hoãn một ngày phán xét. Với Omicron, ngày đó đã đến.
Vtrade_Admin

05:14, 02/12/2021

386

VIEW

Trong phần lớn thời gian của năm 2021, một chủ đề chung đã thống trị tư duy đầu tư. Sự phục hồi của tăng trưởng toàn cầu, được củng cố bởi nền kinh tế đang mở cửa trở lại với hỗ trợ của vắc-xin và thúc đẩy bởi các chính sách nới lỏng tài chính và tiền tệ, đã thúc đẩy tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp. 

 

TraderHub

Trong một thế giới của lãi suất thực âm và phần bù rủi ro tín dụng không hấp dẫn, các hội chứng “không có giải pháp thay thế” (TINA) và “sợ bỏ lỡ” (FOMO) đã đẩy thị trường chứng khoán lên cao hơn bao giờ hết. Những người nghi ngờ và những người dự cảm sẽ có một ngày không lành đã bị đẩy sang một bên.

 

Đó chính xác là cách mà mọi thứ đã diễn ra trong năm nay.

Các khoản tiền kiếm được dễ dàng và thu nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã thúc đẩy chứng khoán toàn cầu tăng cao hơn. Trong mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp Q3/2021 vừa kết thúc, thu nhập trên một cổ phiếu của các công ty Hoa Kỳ đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba phần tư các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng và bốn phần năm đã vượt ước tính doanh thu. Thậm chí cả thông báo cắt giảm chương trình mua tài sản của Fed và một số kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất sớm vào năm 2022 cũng không thể đánh bật những nhà đầu phe giá tăng.

Sự tự tin đã được phản ánh trong định giá cổ phiếu. Hệ số giá trên thu nhập dự phóng của các chỉ số chứng khoán đã tăng lên cao hơn các giá trị chuẩn trong dài hạn đến một phần ba.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một lo lắng dai dẳng rằng sự kết hợp của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, áp lực về biên lợi nhuận và các mức định giá cao ngất ngưởng sẽ thách thức hoặc thậm chí lật đổ sự đồng thuận giá tăng. May mắn thay, sự hội tụ của ba mối đe dọa bao gồm lãi suất tăng lên, thu nhập gây thất vọng và thị trường định giá sai lệch đã liên tục được đẩy vào tương lai xa hơn, luôn ở một khoảng cách an toàn đối với các quyết định đầu tư của ngày hôm nay.

 

Tương lai đó bây giờ có thể đã đến.

Xúc tác tức thời là sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới Omicron. Biến chủng mới đã đe dọa cả người tiêu dùng, người lao động, doanh nghiệp và chính phủ, khiến cả nhu cầu yếu hơn và nguồn cung bị gián đoạn nhiều hơn.

Mối lo ngại trong ngắn hạn là chi tiêu cho du lịch, giải trí, nhà hàng và ăn uống bên ngoài nhà có thể bị đình trệ. Đây là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bán tháo hôm thứ Sáu. Nhưng nhìn rộng ra, nếu người lao động ngại đi làm, các chuỗi cung ứng gần và xa có thể sẽ còn bị thắt chặt hơn nữa. Giá cả tăng đột biến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty và túi tiền của người tiêu dùng. Sự không chắc chắn và những cú sốc giá cả có thể làm chậm chi tiêu trên diện rộng hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng giá trị lớn. Sự tăng giá sẽ nhanh chóng được truyền vào các chỉ số giá tiêu dùng bao trùm trên diện rộng. Trì trệ đi cùng với lạm phát - một tai họa từ những năm 1970 vẫn được một số nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách ngày nay nhớ đến - có thể sẽ xảy ra.

Đó là những lý do đủ nghiêm trọng để lo lắng về tác động đến nền kinh tế và các thị trường chứng khoán của Omicron. Tuy nhiên, đột biến mới nhất này chỉ là một phần của câu chuyện.

 

Để bắt đầu, chúng ta phải thừa nhận rằng vào thời điểm ban đầu này, chúng ta chỉ đơn giản là không biết đủ về Omicron để đưa ra kết luận chắc chắn về tác động tiềm tàng của biến chủng này đối với nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính. Các dấu hiệu ban đầu cho thấy nó là một biến thể rất dễ lây lan, thể hiện qua tình trạng lây lan nhanh chóng từ Nam Phi sang Tây Âu chỉ trong vài tuần. Nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu Omicron có phải là một biến chủng chết chóc hơn những biến chủng cũ hay không.

 

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn lo sợ. Thị trường thưa thớt giao dịch trong những ngày nghỉ Lễ Tạ Ơn đã góp phần dẫn đến sụt giảm trong các biến động trên thị trường hàng hóa và cổ phiếu vào tuần trước, cũng như khiến lợi suất trái phiếu giảm mạnh.

Nhưng cũng giống như nghiên cứu y học, chẩn đoán thị trường phải phân biệt giữa các triệu chứng và nguyên nhân, bất kể điều đó có thể khó khăn như thế nào trong thời gian thực. Thị trường có khả năng đã được thiết lập để bước đến thời điểm này. Khả năng ăn mừng hiện tại và đẩy rủi ro vào tương lai đã suy yếu trước sự xuất hiện của Omicron. Thay vì xem một mình Omicron là mối đe dọa lớn đối với các tài sản rủi ro toàn cầu, rõ ràng sẽ hợp lý hơn khi mô tả biến chủng này nhưng một yếu tố khiến thị trường bộc lộ nhiều rủi ro thị trường sâu hơn và cơ bản hơn.

 

Sau đây là lý do tại sao.

Bất chấp lợi nhuận cao ngất ngưởng trong năm 2021, động lực lợi nhuận của các doanh nghiệp đang suy yếu. Ước tính đồng thuận cho tăng trưởng thu nhập trong năm 2022 chỉ ở mức 8%, khác xa so với tốc độ chóng mặt trong năm nay. Điều đó cũng không chỉ đơn thuần là kết quả của việc không còn các so sánh két quả dễ dàng khi năm 2022 chuẩn bị bắt đầu. Tăng trưởng thu nhập tuần tự từ quý này sang quý khác đã giảm tốc kể từ giữa năm 2021. Theo quỹ đạo hiện tại, tăng trưởng thu nhập hàng quý của S&P 500 sẽ bị đình trệ hoặc chuyển sang âm vào mùa xuân năm 2022.

 

Chi phí vật liệu, năng lượng và nhân công cao hơn là một lý do đằng sau hiện tượng này. Nhưng sự cải thiện đáng kể của lợi nhuận nhờ việc cắt giảm chi phí tranh thủ cơ hội suy thoái cũng đã kết thúc. Nhu cầu thuê, xây dựng năng lực sản xuất, đảm bảo nguồn cung mạnh mẽ, quảng cáo và trang bị lại hệ thống phân phối và bán hàng đang đẩy chi phí tăng lên nhanh hơn tăng trưởng doanh thu đối với một công ty trung bình được niêm yết trên sàn chứng khoán. Các mô hình phát triển độc quyền của Barrons cho thấy hệ số lợi nhuận tương quan với ước tính đồng thuận của các chuyên gia phân tích đã xác nhận điều tương tự — động lực thu nhập trên toàn thể nền kinh tế đang tiến gần đến ngưỡng chững lại.

Đối với các thị trường chứng khoán vốn đã có bội số định giá cao, các kết quả thu nhập gây thất vọng sẽ là một thách thức lớn. Cộng thêm vào mối đe dọa đó nỗi lo về tăng trưởng chậm hơn hoặc lạm phát cao hơn - hoặc cả hai dưới dạng trì trệ đi kèm với lạm phát - với các mức tăng của giá cả và lương bổng đang lan rộng hơn, bền bỉ và mạnh mẽ hơn những gì mà các ngân hàng trung ương hoặc các nhà kinh tế đã cho là có thể. Và đột nhiên con đường phát triển của thị trường đã trở nên gập ghềnh, thậm chí bấp bênh.

 

Trong suốt năm ngoái, nhà đầu tư phần lớn đã áp dụng thái độ “không thấy điều xấu, không nghe thấy điều ác” khi cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ xảy ra cũng giống như tăng trưởng thu nhập sẽ đi ngang. Họ bị quyến rũ bởi niềm tin rằng tương lai có thể “để mai tính”. Khái niệm tạm thời không chỉ xác định sẽ một cuộc hạ cánh mềm với lạm phát nhẹ nhàng mà còn đại diện cho cảm giác về một tương lai không bao giờ ảnh hưởng đến hiện tại.

 

Omicron đang phơi bày sự bấp bênh của suy nghĩ ngày. Tương lai không thể bị trì hoãn lâu hơn nữa. Rồi một ngày, tương lai sẽ trở thành hiện tại.

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.