Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai Cho Người Mới: Các Chiến Lược Giao Dịch CFD

Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 9:30 sáng đến 4.30 chiều theo giờ New York.

Giao Dịch Hợp Đồng Tương Lai Cho Người Mới: Các Chiến Lược Giao Dịch CFD
Vtrade_Admin

02:41, 02/06/2021

533

VIEW

Khi phiên giao dịch đóng cửa, hầu như mọi thứ đều ngưng lại. Nhưng không phải tất cả.

Không như cổ phiếu thông thường, thị trường hợp đồng tương lai hoạt động gần như 24 tiếng một ngày, năm ngày một tuần.

Vậy thị trường hợp đồng tương lai là gì và tại sao các trader và nhà đầu tư lại nói về nó?

Thị trường hợp đồng tương lai là một thị trường giao dịch phái sinh gồm những hợp đồng tương lai khác nhau, cho phép người tham gia mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá định sẵn. Hợp đồng tương lai là các hợp đồng phái sinh với giá trị sinh ra từ tài sản cơ sở.

Những tài sản cơ sở thường gặp là hàng hóa, tiền tệ, và cả chỉ số.

Hợp Đồng Chênh Lệch Tương Lai 

Nhờ vào sự thần kỳ của công nghệ hiện đại, hợp đồng chênh lệch (contracts for difference - CFD) có thể được thực thi thông qua nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5).

Không như các hợp đồng tương lai được giao dịch thông qua thị trường tương lai (như Chicago Mercantile Exchange [CME]), CFD là sản phẩm phái sinh giao dịch tại quầy (over-the-counter - OTC). Với giao dịch CFD, nhà đầu cơ đặt cược về việc giá hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở tăng hoặc giảm mà không cần sở hữu hoặc có liên hệ gián tiếp đến công cụ tài chính.

Các CFD tương lai chỉ có thể được giao dịch trong giờ mở cửa của những sàn giao dịch liên quan đến tài sản cơ sở. Khi giao dịch CFD tương lai, cũng giống như hợp đồng tương lai, cần phải xác định ngày đáo hạn. 

Do đó, CFD tương lai về cơ bản là sản phẩm phái sinh của phái sinh. 

Cách Giao Dịch CFD Tương Lai 

Việc giao dịch CFD tương lai, cũng như đối với tất cả các thị trường khác, đều phụ thuộc vào trader.

Một vài trader CFD sử dụng phân tích cơ bản, những người khác lại thích phân tích kỹ thuật hơn. Tuy nhiên, những trader giàu kinh nghiệm thường sẽ tập trung vào phân tích kết hợp cả hai cách trên. 

Phân tích kỹ thuật chuyên về việc nghiên cứu sự di chuyển của giá.

Dù trên thị trường tài chính nào, một nhà phân tích kỹ thuật cũng sẽ theo dõi sự di chuyển của giá.

Ví dụ, các xu hướng được phân tích để dự báo hướng đi của giá trong tương lai. Các công cụ kỹ thuật cũng thường kết hợp nhiều đường biến động giá để có thể dự đoán điểm đảo chiều (reversal points) trong tương lai - những ứng dụng biểu đồ sẽ giúp các trader đưa các điểm hỗ trợ và kháng cự (support and resistance points), vùng cung cầu, và các đường xu hướng (trendline) vào phân tích của mình. Ngoài ra, những chỉ báo kỹ thuật cũng khá thông dụng, ví dụ như đường trung bình động đơn giản (simple moving averages - SMA) - giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định - và chỉ số sức mạnh tương đối (relative strength index - RSI), một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá.

Trái lại, phân tích cơ bản là quá trình trader đánh giá ảnh hưởng tài chính, kinh tế và địa chính trị để xác định hướng đi. Phân tích cơ bản giúp trả lời câu hỏi tại sao thị trường lại di chuyển theo một hướng cụ thể.

Phân Tích Kỹ Thuật

Đa số các trader và nhà đầu tư cá nhân sử dụng chiến lược giao dịch dựa trên kỹ thuật.

Nhiều trader tin rằng dữ liệu cơ bản đã được phản ánh trên thị trường, do đó phân tích kỹ thuật được xem như một công cụ dự đoán đơn giản và hiệu quả. Các quyết định giao dịch có thể dựa trên công cụ này theo thời gian thực.

Giao Dịch Xu Hướng

Giao dịch xu hướng là một cách giao dịch dựa trên kỹ thuật thường thấy. Dù khái niệm khá đơn giản, cách giao dịch này hơi khó trên thực tế.

Mục đích chủ yếu của cách giao dịch này là xác định một xu hướng đang chớm xảy ra, cùng với mức rủi ro ước tính sai nhỏ nhất, và đặt một vị thế dựa trên xu hướng mong đợi. Xu hướng được xác định theo nhiều cách, thường thấy nhất là bởi đường xu hướng hoặc đường trung bình động. Nói chung, giá thấp hơn mức trung bình động nghĩa là xu hướng giảm có thể xảy ra, và với giá cao hơn mức trung bình động thì ngược lại. Đường xu hướng cũng hoạt động theo quy tắc này. 

Cần chú ý rằng xu hướng thường xảy ra theo chu kỳ - một xu hướng sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng lớn hơn/ nhỏ hơn tiếp theo. Vì lý do này, các xu hướng có thể được xác định trong những khung thời gian ngắn hơn, cho các trader trong ngày (day trader) cơ hội tham gia vào những xu hướng trong ngày (intraday trends).

Hình 1.A cho thấy đường trung bình động đơn giản 200 ngày áp dụng cho khung thời gian một ngày của cặp tiền tệ EUR/USD (cặp tiền tệ thường thấy trên thị trường ngoại hối) đang trượt xuống từ tháng 5/2018, với hành động giá (price action) vẫn tiếp tục giảm so với giá trị động (dynamic value). Điều này cho thấy thế giá đang giảm, làm nổi bật thị trường bán.

Trong trường hợp hành động giá tăng cao hơn đường trung bình động nói trên, trader nên xem đây như một sự thay đổi xu hướng tiềm năng và có lẽ nên tập trung vào thế giá tăng.

Trading Futures for Beginners: Effective Strategies to Trade Futures CFDs, FP Markets

Hình 1.A

Hành Động Giá

Dù thuật ngữ price action - hành động giá có nghĩa khác nhau đối với mỗi trader, trong trường hợp này, hành động giá nói về các khái niệm như hỗ trợ và kháng cự, cung và cầu, và đường xu hướng.

Cùng với các nghiên cứu xu hướng, các trader hay sử dụng một cấu trúc hành động giá để giúp cố định điểm vào và vị thế cắt lỗ (stop-loss) (quản lý rủi ro). Đây cũng là một công cụ quản lý giao dịch hiệu quả.

Như trên hình 1.B, sử dụng biểu đồ hàng ngày của cặp tiền tệ EUR/USD, vùng kháng cự đường xu hướng (1,2555) nhập với đường trung bình động đơn giản 200 ngày vào tháng 6/2019. Sự kết hợp này đã đủ để chặn xu hướng tăng và hướng thị trường xuống thấp hơn, mặc dù có một vài nến vượt qua đường SMA/ đường xu hướng trong thời gian ngắn. 

Tiếp theo điều này, biết rằng xu hướng đang muốn đi xuống, các trader cũng có cơ hội thêm vị thế bán khống của vùng cung cục bộ ở khoảng 1,1277, và thêm một lần nữa tại vùng cung ở khoảng 1,1175.

Chúng ta biết, khi thấy hành động giá có xu hướng đi xuống - phản ánh bởi đường SMA 200 ngày, trong trường hợp này, bán khống trong vùng cung là lựa chọn có cơ hội cao hơn so với việc cố gắng đặt vị thế dài trong vùng cầu. 

Trading Futures for Beginners: Effective Strategies to Trade Futures CFDs, FP Markets

Hình 1.B

Các Mô Hình Kỹ Thuật Dựa Trên Biểu Đồ

Từ xưa đến nay, phân tích kỹ thuật liên kết chặt chẽ với các mô hình kỹ thuật dựa trên biểu đồ.

Những mô hình thường gặp:

  • Mô hình chữ nhật, còn gọi là vùng giằng co (trading ranges) hay vùng tích lũy (consolidations).
  • Mô hình hai/ba đỉnh/đáy.
  • Mô hình tam giác: tăng, giảm và đối xứng.
  • Mô hình cờ (flag), cờ đuôi nheo (pennant) và cái nêm (wedge).
  • Mô hình vai-đầu-vai (head and shoulder).

Giống cấu trúc hành động giá, trader có thể kết hợp các mô hình biểu đồ cùng với xu hướng thị trường.

Như được minh họa trên hình 1.C, một tam giác cân đối (symmetrical triangle) được hình thành ở đỉnh thị trường được xem như một mô hình hai chiều. Hơn nữa, một đỉnh dạng vai-đầu-vai được hình thành vào đầu năm 2020, trong khoảng đường SMA 200 ngày, bắt đầu một hướng đi xuống tự nhiên. 

Trading Futures for Beginners: Effective Strategies to Trade Futures CFDs, FP Markets

Hình 1.C

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.