Dầu thô tăng trở lại trong khi vàng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

Khép lại phiên giao dịch ngày 4 tháng 7, dầu thô đã tăng lên do những lo ngại về nguồn cung. Hiện sản lượng của OPEC cũng giảm, tình hình bất ổn ở Libya và các lệnh trừng phạt Nga khiến nguy cơ suy thoái nhu cầu toàn cầu càng hiện hữu. Ngược lại, đồng USD tăng và lãi suất cao khiến vàng bị “thờ ơ”.

Dầu thô tăng trở lại trong khi vàng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
Vtrade_Admin

06:37, 05/07/2022

319

VIEW

Khép lại phiên giao dịch ngày 4 tháng 7, dầu thô đã tăng lên do những lo ngại về nguồn cung. Hiện sản lượng của OPEC cũng giảm, tình hình bất ổn ở Libya và các lệnh trừng phạt Nga khiến nguy cơ suy thoái nhu cầu toàn cầu càng hiện hữu. Ngược lại, đồng USD tăng và lãi suất cao khiến vàng bị “thờ ơ”.

vtrade

Lạm phát khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục khác trong tháng 6, càng khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết tâm tăng lãi suất nhanh chóng, trong khi tâm lý tiêu dùng của Mỹ xuống mức thấp kỷ lục. 

 

Cụ thể, chốt phiên, dầu thô Brent tăng 2,26 USD, tương đương 2%, sau khi giảm hơn 1 USD trong đầu phiên giao dịch. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,20 USD, tương đương 2%, lên 110,63 USD và giao dịch với khối lượng nhỏ trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh tại Mỹ. 

 

Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bỏ lỡ mục tiêu tăng sản lượng vào tháng 6.

 

Trong khi đó, sản lượng của Ecuador đã bị ảnh hưởng bởi hơn hai tuần bất ổn khiến nước này mất sản lượng gần 2 triệu thùng. 

 

 

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, sự sụt giảm ở Nigeria và Libya bù đắp cho sự gia tăng của Ả Rập Xê-út và các nhà sản xuất lớn khác. Hiện Libya đang đối mặt với gián đoạn nguồn cung trầm trọng hơn do tình hình bất ổn chính trị leo thang. Kéo theo đó là, khả năng OPEC đáp ứng hạn ngạch sản xuất mới tăng của mình càng khó xảy ra.

 

Theo National Oil Corp, xuất khẩu của Libya đã giảm xuống từ 365.000 thùng / ngày đến 409.000 thùng / ngày, giảm khoảng 865.000 thùng / ngày so với mức bình thường. 

 

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu có thể kìm hãm đà tăng giá của dầu.

 

Bà nhận định: “Tỷ giá tăng và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm đã làm giảm triển vọng nhu cầu nhiên liệu, trong khi dữ liệu cho thấy công suất nhà máy lọc dầu của Mỹ đã được cải thiện. Ngoài ra, đồng USD mạnh cũng làm suy yếu các thị trường hàng hóa rộng rãi, bao gồm cả giá dầu thô."

 

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 6 mặc dù triển vọng lạm phát có cải thiện nhẹ, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED cho biết cam kết kiềm chế lạm phát là "vô điều kiện" và làm gia tăng lo ngại về việc tăng lãi suất. 

 

Các nhà giao dịch sẽ theo dõi giá chính thức của tháng 8 từ nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả Rập Xê Út để quan sát về thị trường hiện thắt chặt ra soa và chuẩn bị một đợt tăng sản lượng kỉ lục sắp tới. 

 

Liên quan đến việc tăng sản lượng trong nước, đầu tháng 7, Chính quyền của ổng thống Joe Biden đã công bố đề xuất kế hoạch 5 năm phát triển dầu khí ngoài khơi trong các khu vực sản xuất hiện có. 

 

Một loạt các lựa chọn, giữa hai cuộc đấu giá mỗi năm và không có cuộc đấu giá nào, nhằm cân bằng nỗ lực chống biến đổi khí hậu của chính quyền với những lời kêu gọi tăng nguồn cung dầu và khí đốt trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.

 

Đề xuất này phản ánh kế hoạch khoan dầu ngoài khơi 5 năm đã hết hạn gần đây do chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra. Đây không hẳn là một đề xuất nhưng không được thông qua vào năm 2018 của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, vốn cũng cung cấp năng lượng diện tích ở hầu hết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

 

Trước đó, ngày 30/6, nhóm các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã đồng ý giữ nguyên kế hoạch sản lượng sau cuộc họp chính sách ké dài 2 ngày. Tuy nhiên, các thành viên OPEC đã tránh né việc thảo luận về chính sách trong và sau tháng 9.

 

OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng mỗi tháng thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8, cao hơn so với kế hoạch trước đó là 432.000 thùng/tháng.

 

Liên quan tới vấn đề nguồn cung, giới đầu tư đang chú ý tới kế hoạch công du Trung Đông của tổng thống Mỹ Joe Biden vào giữa tháng 7 này. Dự kiến, ông Biden sẽ dừng chân tại 3 quốc gia, trong đó có Saudi Arabia. Vấn đề năng lượng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm khi Mỹ và các quốc gia khác đang phải đối mặt với tình trạng giá nhiên liệu tăng vọt, đẩy lạm phát ngày một cao hơn.

Trong khi đó, vàng cũng trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư khi lãi suất tăng cao. Tuy nhiên, chốt phiên ngày 5/7, sự suy yếu của đồng USD đã giúp vàng bám trụ bên trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.800 USD.

Khép phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.807,40 USD/ounce, sau khi chạm mức đáy của 5 tháng là 1.783,50 USD vào thứ Sáu (1/7). Giá vàng kỳ hạn tăng 0,4% lên 1.809,00 USD.

Trong phiên này, đồng USD đã giảm 0,2% nhưng vẫn neo quanh gần mức đỉnh của hai thập kỷ đạt được vào tháng trước. Đồng USD yếu hơn khiến vàng trở nên bớt đắt đỏ đối với những người mua bằng những đồng tiền khác.

“Đà tăng của vàng đang mắc kẹt bởi các hành động thắt chặt chính sách mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (FED), khi triển vọng lãi suất Mỹ cao hơn làm xói mòn sự hỗ trợ cho kim loại quý này,” Han Tan, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tại Exinity nhận định.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa trong tháng 7.

Trong khi đó, nhiều người tham gia thị trường dự đoán ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng sẽ theo bước các ngân hàng trung ương trên toàn cầu khi lạm phát khu vực đồng Euro đã chạm một mức cao kỷ lục khác trong tháng 6.

“Thị trường vẫn chưa định giá hoàn toàn cho mức tăng 75 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC tháng này. Nếu các nhà hoạch định chính sách buộc phải mạnh tay hơn khi đối mặt với lạm phát không ổn định, điều đó có thể khiến giá vàng giảm sâu hơn nữa,” ông Tan nói.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng trước của FED được công bố vào thứ Tư (6/7) và dữ liệu việc làm của Mỹ vào thứ Sáu (8/7).

“Trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng như hiện nay, khó có thể thấy giá vàng sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng nếu kim loại quý này có thể giữ trên ngưỡng 1.800 USD/ounce, thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng vẫn còn kim loại quý này vẫn còn lực hỗ trợ cơ bản đáng kể,” Rupert Rowling, nhà phân tích thị trường tại Kinesis Money cho biết. 

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 19,81 USD/ounce, giao dịch gần mức thấp nhất trong hai năm.

Giá bạch kim giao ngay giảm 0,7% xuống 882,75 USD, palladium giảm 1,1% xuống 1.939,83 USD.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Đồng đô la giảm giá nhưng vẫn ở gần mức cao kỷ lục trong phiên châu Âu

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.