Dầu thô quay đầu giảm sau phiên đầu tuần khởi sắc

Sau khi tăng điểm trong phiên đầu tuần, dầu thô lại quay đầu giảm vào sáng ngày 23 tháng 11. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả từ cuộc thảo luận của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ về việc giải phóng dự trữ dầu thô để kiềm chế giá nhiên liệu, bất chấp những tin tức tiêu cực từ đại dịch tại châu Âu.

Dầu thô quay đầu giảm sau phiên đầu tuần khởi sắc
Vtrade_Admin

08:46, 23/11/2021

459

VIEW

Sau khi tăng điểm trong phiên đầu tuần, dầu thô lại quay đầu giảm vào sáng ngày 23 tháng 11. Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả từ cuộc thảo luận của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ về việc giải phóng dự trữ dầu thô để kiềm chế giá nhiên liệu, bất chấp những tin tức tiêu cực từ đại dịch tại châu Âu.

Bộ Năng lượng Mỹ dự kiến ​​sẽ công bố một khoản vay dầu từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược trong thứ Ba và sẽ được phối hợp với các quốc gia khác để hỗ trợ giá dầu.

Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giảm 43 xu, tương đương 0,6%, xuống 76,32 USD / thùng. 

Trong khi đó tại London, dầu Brent giao sau giảm 30 xu, tương đương 0,4% xuống 79,4 USD / thùng.

Cả dầu Brent và WTI đều tăng 1% trong thứ hai  do thông tin cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh gọi tắt là OPEC+ có thể điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng dầu nếu các nước tiêu thụ lớn giải phóng dầu thô từ kho dự trữ quốc gia. 

An aerial view shows an oil factory of Idemitsu Kosan Co. in Ichihara, east of Tokyo, Japan November 12, 2021, in this photo taken by Kyodo. Mandatory credit Kyodo/via REUTERS

Động thái phối hợp xả kho dự trữ của các nước đã thành công trong việc đẩy giá dầu về dưới mốc 80 USD / thùng. Tuy nhiên, việc giải phóng này chỉ có tác động tạm thời, giới chuyên gia đang dịch chuyển sự chú ý của họ đến khả năng tác động đến nhu cầu do làn sóng COVID-19 thứ tư tại Châu Âu.

Các cuộc thảo luận này diễn ra sau khi chính phủ Mỹ không thể thuyết phục Tổ chức OPEC+ tăng thêm nguồn cung giữa bối cảnh nhu cầu tăng cao hiện nay. 

Trong tháng này, OPEC+ đã nhất trí bám sát kế hoạch nâng sản lượng dầu lên 400.000 thùng / ngày (bpd) kể từ tháng 12.

Chuyên gia phân tích cấp cao Phil Flynn, tại Price Futures ở Chicago cho biết: “OPEC đang phát đi một tín hiệu rằng nếu những người tham gia thị trường quyết định như này thì trữ lượng của họ sẽ giữ lại để bù đắp vào những tác động khác của việc giải phóng kho.” 

Mỹ có kho dự trữ chiến lược lớn nhất với hơn 600 triệu thùng. SPR của Mỹ được thành lập vào những năm 1970 sau cuộc Cấm vận Dầu mỏ của Ả Rập để đảm bảo nguồn cung của quốc gia trong các trường hợp khẩn cấp.

Trong vài năm gần đây, sự bùng nổ về đá phiến đã đẩy sản lượng của Mỹ lên ngang hàng với Ả Rập Xê Út và Nga. Điều đó đã giúp Mỹ bớt phụ thuộc hơn vào nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia khác, đặc biệt là các thành viên của OPEC.

Dự kiến, trong ngày 2 tháng 12 tới, OPEC+ sẽ nhóm họp để đánh giá và thảo luận thêm về nguồn cung. Nhóm đã lựa chọn cách tiếp cận chậm hơn trong việc thúc đẩy sản lượng, và cho rằng đà phục hồi kinh tế vẫn còn quá mong manh để có thể tạo thêm nguồn cung. 

Đức gần đây cũng đưa ra cảnh báo rằng có thể sẽ phải chuyển sang chế độ “đóng cửa hoàn toàn”, giống như quyết định của Áo. Đây là nỗ lực giải quyết nguy cơ lây lan của biến chủng mới đang gia tăng.  

Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết: “Khi châu Âu, và đặc biệt là Đông Âu, đang phải vật lộn với những làn sóng lây lan mới của COVID-19, thì nguy cơ xảy ra các biện pháp như đóng cửa, hay siết chặt là rất lớn.” 

Bà cho biết nhu cầu trong tháng 11 đối với nhiên liệu phục vụ cho đường bộ và hàng không ở châu Âu dự kiến ​​sẽ giảm xuống 7,8 triệu thùng / ngày (bpd) từ 8,1 triệu thùng / ngày trong tháng 10. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giảm nhu cầu hằng năm do mùa di chuyển khép lại. 

"Nếu một làn sóng cấm vận mới được ban hành ở châu Âu, giá dầu sẽ không thể giảm trong thời gian còn lại của năm ở Bắc Bán cầu", theo một bình luận của Dickson. 

Thứ Hai ngày 22 tháng 11, Mỹ đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt liên quan đến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, nhắm mục tiêu vào Công ty TNHH Transadria có liên kết với Nga. 

Washington phản đối đường ống trị giá 11 tỷ USD chạy dưới biển Baltic để đi qua Ukraine và dẫn khí đốt từ vùng Bắc Cực của Nga tới Đức.

Ngoài ra, Nord Stream 2 cũng đã vấp phải sự phản đối gay gắt một số quốc gia châu Âu, vì cho rằng dự án sẽ khiến châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga. Nhưng các chính phủ châu Âu thì lại nhận định mối liên kết này rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao trong những tuần gần đây và nguy cơ mất điện trong mùa đông lạnh giá này. 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.