Dầu thô ổn định trước tình hình COVID 19 phức tạp

Dầu thô ổn định hơn sau khi khép lại phiên giao dịch ngày 24/11. Giới đầu tư đang đánh giá hiệu quả của kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược và chuyển sự tập trung sang phản ứng của khu vực sản xuất.

Dầu thô ổn định trước tình hình COVID 19 phức tạp
Vtrade_Admin

08:27, 25/11/2021

489

VIEW

Dầu thô ổn định hơn sau khi khép lại phiên giao dịch ngày 24/11. Giới đầu tư đang đánh giá hiệu quả của kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược và chuyển sự tập trung sang phản ứng của khu vực sản xuất.

Cụ thể, giá dầu Brent giảm 0,14%, chốt phiên ở mức 78,39 USD/thùng. Giá dầu dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,07% xuống 82,25 USD/thùng.

Mỹ cho biết sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược với sự phối hợp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ nhiệt giá nhiên liệu sau khi OPEC+ phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm dầu vào thị trường.

Hôm 24/11, Bộ trưởng Công nghiệp Koichi Hagiuda cho biết Nhật Bản sẽ giải phóng vài trăm nghìn kilô lít dầu từ kho dự trữ quốc gia, nhưng thời điểm vẫn chưa được quyết định.

Tuy nhiên, luật pháp Nhật Bản chỉ cho phép khai thác các nguồn dự trữ nếu gặp hạn chế về nguồn cung hoặc thiên tai, khẩn cấp.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết "Chúng tôi đang tiến hành xem xét những gì chúng tôi có thể làm và phù hợp với pháp luật trên cơ sở Nhật Bản sẽ phối hợp với Mỹ và các quốc gia khác có liên quan."

TraderHub

Kyodo cho biết đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản lựa chọn giải pháp xả kho để hạ giá. Trước đây Tokyo đã từng sử dụng dự trữ dầu trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai và rủi ro địa chính trị bên ngoài. 

Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết một số quốc gia đã không đưa ra các biện pháp hữu dụng về giá dầu và khí đốt, vì nguồn cung không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. 

Các nhà phân tích cho biết tác động của kế hoạch giải phóng kho dự trữ đối với giá cả có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau nhiều năm thiếu đầu tư và đà phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới hậu đại dịch.

Theo Goldman Sachs, việc phối hợp giải phóng kho dự trữ chiến lược có thể bổ sung thêm khoảng 70 - 80 triệu thùng dầu thô, thấp hơn mức hơn 100 triệu thùng mà thị trường dự đoán.

Golman Sách nhận định, “Theo mô hình định giá của chúng tôi, một đợt giải phóng như vậy sẽ giúp giá hạ 2 USD/thùng, thấp hơn đáng kể so với đợt bán tháo khiến dầu mất 8 USD/thùng vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, đây cũng chỉ có tác động như muối bỏ biển mà thôi.” 

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp tại Rystad Energy, cho biết: “Mối đe dọa về nguồn cung tăng lên trong ngắn hạn chắc chắn tạo ra một thị trường dầu thô bớt khắc nghiệt hơn  khoảng thời gian 1-2 tháng tới”.

"Tuy nhiên, động thái của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác có thể đẩy vấn đề nguồn cung xuống mức thấp, vì việc cạn kiệt kho dự trữ sẽ gia tăng căng thẳng cho các kho dự trữ dầu vốn đã ở mức thấp".

JP Morgan Global Commodities Research cho biết bất kỳ tác động nào lên giá dầu từ việc giải phóng dầu thô có thể không duy trì được trong dài hạn. Công ty môi giới cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng cường và vượt qua mức của năm 2019 vào tháng 3/2022.

Hiện sự chú ý của thị trường đã chuyển sang phản ứng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh đối với với việc giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược.

Dự kiến, OPEC+ sẽ có cuộc họp vào 2 tuần tới để thiết lập các chính sách tiếp theo.

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết việc chuyển hướng sang các kho dự trữ là môt hành động đúng lúc “và các thị trường đã phản ứng một cách thích hợp”.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, kho dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 1 triệu thùng trong tuần trước, so với kỳ vọng giảm 481.000 thùng của các nhà phân tích.

Tổng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm xuống 604,5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2003.

Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ đã tăng thêm 6 giàn lên 467giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, do giá dầu thô cao hơn đã thúc đẩy một số công ty quay trở lại hoạt động.

Giá dầu cũng giảm do số ca nhiễm COVID-19 mới tại châu Âu đã phá vỡ kỷ lục dẫn tới khả năng cao sẽ áp đặt thêm các lệnh hạn chế mới.

Động thái của Tổng thống Joe Biden trong ngày 23 tháng 11 nhằm giải phóng dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược với sự phối hợp của các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu, bao gồm cả Trung Quốc cho thấy ông đã đặt cược rất nhiều vào giải pháp này, nhằm giảm áp lực giá cho người tiêu dùng. 

Khoảnh khắc hợp tác hiếm hoi có thể xảy ra khi lạm phát, và đặc biệt là giá xăng khiến uy tín của ông Biden giảm sút. Tại Trung Quốc, giá năng lượng cao đã dẫn đến việc phân bổ điện năng không ổn định, ảnh hưởng ngành công nghiệp và làm dấy lên lo ngại về nguồn cung sưởi ấm vào mùa đông.

Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất, hơn 10 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mỹ nhập khẩu khoảng 6 triệu thùng mỗi ngày, mặc dù trong những năm gần đây nước này đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào OPEC, và chuyển sảng nhập khẩu phần lớn từ Canada.

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.