Đăng kíĐăng Nhập

Hướng dẫn Giao dịch theo Sóng Elliott 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG ELLIOTT

ktrader123@gmail.com

02:04, 01/09/2021

480

VIEW

SÓNG TRONG SÓNG

Như chúng ta đã đề cập trước đó, các sóng Elliot là các Fractals. Môi sóng được tạo bởi các sóng phụ. Tôi sẽ cho bạn xem một bức tranh khác về sóng Elliott.

Thú vị phải ko ? Bạn có thấy là sóng 1,3, và 5 được tạo bởi mô hình 5 sóng đẩy trong khi sóng 2 và 4 được tạo bởi mô hình 3 sóng điều chỉnh? Hãy nhớ là mỗi sóng đều bao gồm các mô hình sóng nhỏ hơn. Các mô hình này lập lại chính nó. Mãi mãi…

Để dễ dàng nhận diện những sóng này, lý thuyết sóng Elliott đã phân ra một loạt các loại sóng theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất:

  1. Grand Supercycle: kéo dài từ vài thập kỷ đến vài thế kỷ
  2. Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ
  3. Cycle: kéo dài từ vài quý đến vài năm
  4. Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
  5. Intermediate: kéo dài từ vài tháng đến vài quý
  6. Minor: kéo dài từ vài tuần đến vài quý
  7. Minute: kéo dài từ vài tuần tuần đến vài tháng
  8. Minuette: kéo dài từ vài ngày đến vài tháng
  9. Subminuette: kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
  10. Micro: kéo dài từ vài giờ đến vài ngày
  11. Submicro: kéo dài từ vài phút đến vài giờ

 

SÓNG ĐẨY MỞ RỘNG

Một điều mà bạn cần phải biết về lý thuyết sóng Elliott là một trong 3 sóng đẩy sẽ luôn luôn được mở rộng. Đơn giản là sẽ luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại.

Theo Elliott, thường sóng thứ năm sẽ được mở rộng. Tuy nhiên, theo thời gian nó đã thay đổi và rất nhiều người bắt đầu cho là sống thứ 3 là một sóng mở rộng.

Dưới đây là các dạng sóng mở rộng.

 

“SÓNG CỤT” (TRUNCATION)

Thường thường, sóng 5 phát triển trong điều kiện quá bán khi các nhà đầu tư đã nhận diện sóng Elliott một cách khá rõ ràng và họ biết rằng đây có thể là con sóng cuối cùng trong xu hướng tăng. Điều này đôi khi có thể làm cho chiều cao của sóng 5 thấp hơn sóng 3. Được gọi là “sóng cụt” (truncation)

“TAM GIÁC CHÉO” (DIAGONAL TRIANGLE)

Tam giác chéo là trường hợp đặc biệt mà sóng 4 có thể đi vào biên độ của sóng 1. Nói một cách khác là sóng 4 và sóng 1 chéo nhau – đây cũng là nguyên nhân xuất hiện tên gọi của nó là “tam giác chéo”

Quy tắc:

  • Mô hình Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.
  • Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.
  • Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.
  • Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

Tam giác chéo được phân chia thành 2 loại: Leading Diagonal Triangle và Ending Diagonal Triangle

 

a) Ending Diagonal Triangle

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ xảy ra ở các sóng cuối một cấp độ sóng như sóng 5 hay sóng C. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh.

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

Vị trí xuất hiện: Mô hình Ending Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 5, C.

Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng và có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

b) Leading Diagonal Triangle

Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở đầu một cấp độ sóng như sóng 1 hay sóng A hay nói cách khác nó nằm trong sóng 1 hoặc sóng A. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh. Điểm khác của mô hình này với mô hình Ending Diagonal Triangle là các sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc sóng bên trong gồm 5 sóng chứ không phải 3 sóng như mô hình Ending Diagonal Triangle.

Cũng như mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thì mô hình sóng Leading Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

Vị trí xuất hiện: Mô hình Leading Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 1 và A.

Cấu trúc sóng bên trong: Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

 

Theotradeboxx.net

Bài viết liên quan


Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.