Đăng kíĐăng Nhập

Thai Trader

Bài viết của Thai Trader

Phân tích Chiến thuật tìm kiếm lợi nhuận trong hành trình giao dịch vàng cùng hai diễn giả nổi tiếng đến từ sàn IQX Trade

IQX Trade, một trong những sàn giao dịch hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch vàng. Hiện tại IQX Trade đang làm mưa làm gió trên cộng đồng đầu tư với sự xuất hiện của hai diễn giả uy tín – Khánh Phương Trần và Hoàng Đức Tuấn trong hội thảo phân tích chiến thuật tìm kiếm lợi nhuận trong hành trình giao dịch vàng.

Họ không chỉ là những chuyên gia hàng đầu tại sàn giao dịch này mà còn là những người hướng dẫn có kinh nghiệm, chia sẻ những chiến thuật cực hữu ích giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Mỗi diễn giả sẽ có thế mạnh riêng khác nhau sẽ mang đến cho nhà đầu tư góc nhìn đa chiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận từ giao dịch vàng.

Diễn Giả Khánh Phương Trần – Nghệ Thuật Phân Tích Thị Trường

Khánh Phương Trần, là một chuyên gia phân tích thị trường vàng tại cộng đồng trader Việt nói chung và tại IQX nói riêng, không chỉ là một nhà đầu tư thông thái mà còn là nghệ sĩ của nghệ thuật phân tích thị trường. Sự kết hợp tinh tế giữa hiểu biết sâu rộng về yếu tố kỹ thuật đã tạo nên giá trị và giúp nhiều nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận trong thị trường biến động hiện nay.

Trong thế giới phức tạp của giao dịch vàng, Khánh Phương Trần đã mở ra một chiều sâu mới, khuyến khích nhà đầu tư nhìn xa hơn biểu đồ giá. Đối với anh, thị trường không chỉ là một tập hợp các con số trên đồ thị, mà là một sinh thái động đầy những yếu tố ẩn sau các chỉ số cơ bản.

Điều này giúp anh đưa ra những quyết định thông minh và linh hoạt, khai thác mọi cơ hội lợi nhuận một cách sáng tạo và khôn ngoan. Buổi chia sẻ với sự góp mặt của diễn giả Khánh Phương Trần, nghệ thuật phân tích thị trường trở nên hấp dẫn và đầy ý nghĩa, mang lại cho nhà đầu tư không chỉ sự hiểu biết mà còn là niềm đam mê trong hành trình giao dịch vàng của họ.

12 nam thanh cong trade vang cung ong khanh phuong tran

CỔ PHIẾU

0

52

08:37 - 14/12/2023


Dầu tăng giá khi đồng đô la giảm trước khi Mỹ công bố CPI; Brent hướng đến mốc 80USD

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư, với dầu Brent tiến gần đến vùng tăng do đồng đô la giảm trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Hoa Kỳ, trong khi các biện pháp kích thích của Trung Quốc và tiềm năng tăng kho dự trữ của Hoa Kỳ cũng là tâm điểm chú ý.

Giá dầu thô đã tăng vào thứ Ba, sau sự suy yếu của đồng đô la, đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng do kì vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sắp đạt mức lãi suất cao nhất trong chu kỳ hiện tại. Đồng bạc xanh kéo dài đà giảm trong phiên giao dịch châu Á, giảm 0,4% so với rổ tiền tệ.

Việc thắt chặt nguồn cung, do việc cắt giảm sản lượng từ Ả Rập Saudi và Nga có hiệu lực, cũng hỗ trợ giá dầu.

Dầu Brent giao sau tăng 0,4% lên 79,62 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 5, trong khi dầu thô WTI kì hạn tăng 0,3% lên 75,03 USD/thùng lúc 21:32 ET ( 01:32 GMT). Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 2% vào thứ Ba, đạt mức cao nhất trong 10 tuần.

Giá dầu Brent gần vượt ngưỡng 80 USD/thùng, điều mà các nhà phân tích cho rằng có thể gửi nhiều tín hiệu tăng giá hơn đến thị trường dầu thô.

CPI của Hoa Kỳ được chú ý trong bối cảnh suy đoán tăng lãi suất của Fed

Tuy nhiên, dự đoán về dữ liệu lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ đã khiến đà tăng giá gần đây của dầu hạ nhiệt. Chỉ số CPI của thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy lạm phát thấp hơn, trong khi lạm phát CPI lõi dự kiến sẽ không thay đổi.

Lạm phát cơ bản tăng cao phần lớn được cho là sẽ mời Fed tăng lãi suất nhiều hơn khi cơ quan này có động thái giảm bớt áp lực giá cả cao. Ngân hàng trung ương được thiết lập để tăng lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản trong một cuộc họp vào cuối tháng 7, với một loạt quan chức cảnh báo rằng sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa.

Nhưng một số quan chức Fed cũng nói rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, điều này đã gây ra sự phục hồi của các tài sản rủi ro trong tuần này, đồng thời làm giảm giá đồng đô la.

Tồn kho của Mỹ tăng

Dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ đã bất ngờ tăng hơn 2 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7 tháng 7.

Dữ liệu API thường báo trước kết quả tương tự từ Dữ liệu của Cục quản lý thông tin năng lượng sẽ được công bố sau đó vào thứ Tư, được dự báo sẽ giảm 2,2 triệu thùng.

Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp kích thích

Các thị trường dầu mỏ cũng đang chờ đợi tín hiệu về bất kỳ biện pháp kích thích nào nữa ở nhà nhập khẩu dầu thô lớn Trung Quốc, khi nước này đang vật lộn với sự phục hồi kinh tế chậm lại sau COVID.

Nhà truyền thông do Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc đã đưa tin hôm thứ Tư rằng Bắc Kinh có khả năng tăng chi tiêu kích thích để hỗ trợ nền kinh tế, sau một loạt các chỉ số kinh tế yếu kém ở nước này.

Các biện pháp kích thích gia tăng của Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, từ

HÀNG HÓA

0

237

15:10 - 12/07/2023


Dầu tăng lên mức cao nhất trong 9 tuần

Giá dầu tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (07/07) lên mức cao nhất trong 9 tuần, do những lo ngại về nguồn cung lấn át lo ngại rằng việc nâng lãi suất hơn nữa có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 1.95 USD (tương đương 2.6%) lên 78.47 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.06 USD (tương đương 2.9%) lên 73.86 USD/thùng.

Đó là mức đóng cửa cao nhất của hợp đồng dầu Brent kể từ ngày 01/05 và hợp đồng dầu WTI kể từ ngày 24/05. Cả 2 hợp đồng dầu đều vọt 5% trong tuần này.

Sau 2 tháng dao động trong khoảng 73 – 77 USD/thùng, dầu Brent đã chuyển sang vùng quá mua (overbought) về mặt kỹ thuật lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4/2023.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Đà phục hồi trong khoảng tuần trước… diễn ra khá mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi động lưc – cũng như những đợt cắt giảm sản lượng mới từ Ả-rập Xê-út và Nga”.

Các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út và Nga đã thông báo đợt cắt giảm sản lượng mới trong tuần này, nâng tổng mức cắt giảm của OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, lên 5 triệu thùng/ngày, tương đương 5% nhu cầu dầu toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morningstar lưu ý: “Động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ dự kiến sẽ làm thắt chặt thị trường, dẫn đến thâm hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2023, hỗ trợ giá dầu cao hơn”.

OPEC có thể sẽ duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm tới, các nguồn tin thân cận với OPEC cho biết.

Cam kết mới nhất của Nga về cắt giảm xuất khẩu dầu sẽ không yêu cầu phải cắt giảm sản lượng tương đương, nguồn tin Chính phủ nói với Reuters.

Tại Mỹ, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu và khí đốt tại Mỹ trong tuần này tăng lần đầu tiên trong 10 tuần, do số giàn khoan khí đốt có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2016.

Tại Na Uy, Equinor ASA đã tạm dừng sản xuất tại mỏ dầu Oseberg East ở Biển Bắc do thiếu nhân lực.

Cũng hỗ trợ giá dầu thô, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ thấp hơn so với dự báo, nhưng vẫn đủ mạnh để có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất vào cuối tháng này như đã từng gợi ý.

Đồng USD suy yếu làm dầu thô trở nên rẻ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác, qua đó có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, khả năng Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 25-26/07 hiên ở mức 95%, tăng từ mức 92% ngay trước khi dữ liệu việc làm được công bố.

Chi phí vay cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu.

Tại châu Âu, lạm phát cao trong nhiều thập kỷ và tác động cuộc chiến tranh Ukraine đã buộc các công ty phải đóng băng tuyển dụng và sa thải nhân viên.

HÀNG HÓA

0

134

15:28 - 10/07/2023


Giá hàng hóa giảm, tín hiệu gì về nền kinh tế toàn cầu?

Theo Lan Nha

Investing.com - Chỉ số S&P GSCI Commodities Index, một thước đo giá hàng hoá cơ bản toàn cầu, đã giảm 25% trong vòng 1 năm trở lại đây. Trong đó, giá các kim loại công nghiệp giảm gần 3,8%; giá năng lượng như dầu thô và khí đốt giảm 23%.

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cũng cho thấy: giá lương thực cơ bản đã giảm 22% trong vòng 1 năm qua. Trong đó, giá dầu thực vật giảm nhiều nhất, với mức giảm 48%. Giá ngũ cốc như lúa mì và ngô đã giảm 1/4 từ mức cao kỷ lục cách đây 1 năm. Giá kim loại đồng đã chạm mức thấp nhất nửa năm trong tháng 6 vừa rồi, khi các nhà đầu cơ gia tăng các vị thế bán khống - đặt cược vào sự mất giá.

Mối liên hệ giữa giá đồng và kinh tế Trung Quốc

Giới phân tích xem xu hướng trượt dốc của giá hàng hóa cơ bản nói chung là một “điềm xấu” về sức khỏe kinh tế toàn cầu, cho thấy nền kinh tế thế giới đang giảm tốc và có thể rơi vào suy thoái. Giá lương thực đi xuống một phần phản ánh hoạt động xuất khẩu nông sản từ Nga và Ukraine được nối lại và điều kiện thời tiết mùa đông không quá khắc nghiệt, nhưng việc giá năng lượng và kim loại công nghiệp trượt dài - điển hình là dầu thô, quặng sắt và đồng - có liên quan nhiều hơn tới sức khỏe kinh tế.

Mối lo này càng có cơ sở khi nền kinh tế Trung Quốc - quốc gia từng được kỳ vọng sẽ giữ vai trò đầu tàu cho tăng trưởng toàn cầu năm nay - đang đuối sức sau một thời gian ngắn phục hồi mạnh mẽ sau khi dỡ bỏ các biện pháp chống Covid-19 hà khắc vào cuối năm ngoái. Trung Quốc gần đây công bố một loạt số liệu kinh tế yếu hơn dự báo. Các nhà phân tích của Ngân hàng Bank of America đã xác nhận rằng sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc không được như kỳ vọng.

Trở lại với Trung Quốc, sự phục hồi chậm hơn dự kiến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá các kim loại công nghiệp trong đó có đồng. Ngành xây dựng tiêu thụ 23% kim loại ở Trung Quốc trong năm 2022, do đó, tăng trưởng kinh tế suy yếu và thị trường bất động sản của nước này vẫn chìm trong khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến nhu cầu đối với thép, nhôm và đồng.

Trong một báo cáo, các phân tích của Kpler nói nhiều đến sự mất giá của đồng - kim loại được xem như một “hàn thử biểu” về tình trạng của nền kinh tế, bởi đồng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện và máy móc công nghiệp. Quý 2 vừa qua, giá đồng giao sau trên sàn giao dịch tương lai ở Thượng Hải đã giảm 2,4%. Nếu tính từ đầu năm, giá đồng giao sau trên sàn COMEX ở New York giảm 1%. Vào tháng 3 năm ngoái, giá đồng đạt mức cao nhất mọi thời đại 10.375 USD/tấn, sau đó sụt giảm và kết thúc năm với mức giảm gần 14%.

Các ngân hàng ở Phố Wall dự báo rằng cuộc khủng hoảng của ngành bất động sản Trung Quốc sẽ kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, theo ông l’Anson

HÀNG HÓA

0

139

09:41 - 10/07/2023


Dầu tăng 2.5% khi dự trữ tại Mỹ giảm 2 tuần liên tiếp

Vietstock - Dầu tăng 2.5% khi dự trữ tại Mỹ giảm 2 tuần liên tiếp

Giá dầu tăng mạnh vào ngày thứ Tư (28/06), khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1.77 USD (tương đương 2.5%) lên 74.03 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.86 USD (tương đương 2.8%) lên 69.56 USD/thùng.

Đây là mức đóng cửa cao nhất đối với dầu WTI kể từ ngày 21/06/2023, nhưng chỉ là mức cao nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 26/06/2023.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 9.6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 23/06/2023, cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 1.8 triệu thùng từ cuộc thăm dò của Reuters và cũng cao hơn nhiều so với mức giảm 2.8 triệu thùng cùng kỳ năm trước. Con số này cũng vượt qua mức sụt giảm trung bình trong 5 năm qua từ 2018 – 2022.

Nhà đầu tư vẫn thận trọng rằng việc nâng lãi suất có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Lãnh đạo của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã tái khẳng định rằng họ nhận thấy cần thắt chặt chính sách hơn nữa để kiềm chế lạm phát, nhưng tin rằng họ có thể đạt được điều đó mà không gây ra suy thoái.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell không loại trừ khả năng nâng lãi suất trong các cuộc họp liên tiếp của Fed, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde xác nhận kỳ vọng ngân hàng này sẽ nâng lãi suất vào tháng 7, nói rằng một động thái như vậy “có thể xảy ra”.

Tình trạng bù hoãn bán (backwardation) kỳ hạn 12 tháng đối với hợp đồng dầu Brent và dầu WTI – trường hợp cho thấy nhu cầu giao ngay cao hơn – đều ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022.

Các chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Gelber and Associates cho biết sự suy giảm bù hoãn bán cho thấy “những lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung đang giảm bớt”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự báo thị trường sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm 2023, một phần do việc cắt giảm nguồn cung liên tục của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, gọi chung là nhóm OPEC+, và việc Ả-rập Xê-út tự nguyện cắt giảm sản lượng trong tháng 7.

An Trần (theo CNBC)

HÀNG HÓA

0

118

19:08 - 29/06/2023


Dầu ổn định sau đợt tăng mạnh; Dữ liệu từ Mỹ và Trung Quốc được chú ý

Investing.com - Giá dầu dao động ở mức hẹp trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Năm, duy trì mức tăng mạnh từ phiên trước khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm tín hiệu từ dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những ngày tới.

Dữ liệu cho thấy mức giảm lớn hơn đáng kể so với dự kiến trong kho dự trữ của Mỹ, đã kích hoạt giá dầu tăng vào thứ Tư, với triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn sẽ hỗ trợ thị trường khi mùa du lịch nóng lên.

Nhưng những lo ngại về việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ vẫn khiến tâm lý người tiêu dùng bị kiểm soát, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell báo hiệu rằng lãi suất vẫn có thể tăng thêm trong năm nay. Bình luận này của Powell đã khiến đồng đô la tăng giá.

Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc dự kiến cũng sẽ cung cấp thêm tín hiệu cho thị trường dầu thô trong tuần này, khi nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đang phải vật lộn với sự phục hồi kinh tế chậm lại sau đại dịch COVID-19.

Dầu Brent kỳ hạn ổn định quanh mức 74,03 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI kỳ hạn giảm nhẹ xuống 69,42 USD/thùng lúc 21:51 ET (01:51 GMT).

Thị trường hiện tập trung vào cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ vào tuần tới, diễn ra sau một loạt cắt giảm sản lượng bất ngờ của liên minh để hỗ trợ giá dầu trong năm nay.

GDP của Hoa Kỳ, số liệu lạm phát của Fed được chú ý

Dữ liệu sửa đổi về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ trong quý đầu tiên được thiết lập để cung cấp thêm tín hiệu về nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối ngày thứ Năm.

Tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt khiến Cục Dự trữ Liên bang có ít dư địa hơn để tiếp tục tăng lãi suất, mặc dù ngân hàng đã báo hiệu rằng họ sẵn sàng mạo hiểm với những khó khăn kinh tế trong ngắn hạn khi hành động để kiềm chế lạm phát cao.

Dữ liệu về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân- thước đo lạm phát ưa thích của Fed- cũng sẽ được công bố vào thứ Sáu và dự kiến sẽ cho thấy lạm phát vẫn duy trì trong suốt tháng Năm.

Lãi suất tăng đã làm gia tăng lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong năm nay, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.

Tiêu điểm PMI Trung Quốc

Các thị trường dầu mỏ cũng đang chờ dữ liệu quan trọng của Trung Quốc, chỉ số nhà quản lý mua hàng, vào thứ Sáu để biết thêm tín hiệu về hoạt động kinh tế tại quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Hoạt động sản xuất, vốn là động lực kinh tế chính của đất nước, dự kiến sẽ giảm hơn nữa vào tháng 6, trong khi dịch vụ dự kiến sẽ chậm lại.

Các biện pháp kích thích từ chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất gần đây, đã hỗ trợ rất ít cho tăng trưởng cho đến nay.

Một loạt các dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc đã làm suy yếu phần lớn các kì vọng rằng sự phục hồi kinh tế ở nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay.

HÀNG HÓA

0

156

18:33 - 29/06/2023


Dầu tăng nhẹ sau cuộc nổi loạn ở Nga

Vietstock - Dầu tăng nhẹ sau cuộc nổi loạn ở Nga

Giá dầu tăng nhẹ vào ngày thứ Hai (26/06) khi nhà đầu tư thận trọng quan sát xem liệu có thêm hậu quả nào từ cuộc nổi dậy ở Nga hay không. Nước này hiện đang là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu WTI tiến 0.8% lên 69.74 USD/thùng, sau khi trước đó tăng tới 1.3% lên ngay dưới mốc 70 USD/thùng vào đầu phiên ngày thứ Hai, sau khi sụt gần 4% hồi tuần trước.

Hợp đồng dầu Brent cộng 0.8% lên 74.47 USD/thùng.

Alok Sinha, Trưởng bộ phận dầu khí và hoá chất toàn cầu tại Standard Chartered, cho biết: “Nói chung, thế giới sẽ thở phào nhẹ nhõm, ít nhất là về phía thị trường dầu khi sự gián đoạn ở Nga đã không trở thành điều tồi tệ nhất mà mọi người lo ngại”.

Chỉ số MSCI châu Á trừ Nhật Bản, một thước đo giao dịch chứng khoán châu Á ngoài Nhật Bản, dao động ở mức đáy 3 tuần, trong khi các loại tiền tệ thường được xem là kênh trú ẩn an toàn cũng biến động trái chiều.

Gián đoạn nguồn cung dầu tại Nga ngay cả khi diễn ra trong ngắn hạn cũng có thể thực sự khiến thị trường bị xáo trộn một cách tồi tệ, các chuyên gia phân tích chia sẻ.

An Trần (theo CNBC)

HÀNG HÓA

0

129

05:49 - 27/06/2023


Vàng bấp bênh sau quan điểm “diều hâu” của Fed

Vietstock - Vàng bấp bênh sau quan điểm “diều hâu” của Fed

Giá vàng biến động liên tục trong ngày thứ Sáu khi nhà đầu tư đánh giá quan điểm “diều dâu” về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và điều này đã làm giảm sự hỗ trợ từ đà rút lui toàn diện của đồng USD trong tuần này.

Vào lúc 12h trưa theo giờ địa phương EDT (tức 1h sáng theo giờ Việt Nam), hợp đồng vàng giao ngay tăng 0.1% lên 1,958.83 USD/oz và khép lại tuần với mức giảm 0.1%. Trong khi đó, hợp đồng vàng tương lai tại Mỹ gần như không thay đổi tại mức 1,971.20 USD/oz vào thời điểm đóng cửa.

Các quan chức ngân hàng trung ương đã thể hiện quan điểm “diều hâu” khi đưa ra những nhận định đầu tiên kể từ cuộc họp tuần này. Cụ thể, một báo cáo của Fed cho biết lạm phát ở một số bộ phận quan trọng của lĩnh vực dịch vụ “vẫn còn cao và chưa có tín hiệu suy yếu”.

Trong khi đó, chỉ số đồng USD nhích nhẹ nhưng đương nhiên là ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong 5 tháng, qua đó giúp vàng rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư cũng quan tâm tới kết quả cuộc khảo sát của Đại học Michigan với kỳ vọng lạm phát ngắn hạn của người tiêu dùng rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm vào tháng 6 vừa qua và triển vọng 5 năm tới chỉ cải thiện nhẹ.

Bạc tăng 1% lên 24.10 USD/oz, trong khi bạch kim giảm 0.3% còn 982.62 USD/oz. Cả hai hợp đồng này đều giảm giá trong tuần qua.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

HÀNG HÓA

0

133

07:30 - 17/06/2023


Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá dầu gần 10% khi nguồn cung của Nga phục hồi

Investing.com - Các nhà phân tích của Goldman Sachs (NYSE:GS) đã cắt giảm gần 10% dự báo giá dầu do họ cho rằng nguồn cung tăng và nhu cầu dầu thô chậm lại.

Theo một báo cáo được công bố vào cuối Chủ nhật, ngân hàng đầu tư đã hạ triển vọng dầu Brent cho tháng 12 xuống 86 đô la một thùng, giảm từ 95 đô la một thùng. Trong cùng một báo cáo, Goldman cũng điều chỉnh giảm dự báo WTI cho tháng 12 từ 89 USD/thùng xuống 81 USD.

Dự báo sửa đổi đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ ba của Goldman trong sáu tháng, và được đưa ra bất chấp thông báo tuần trước rằng ông trùm OPEC Saudi Arabia đang cắt giảm sản lượng thêm một triệu thùng mỗi ngày, có hiệu lực từ tháng Bảy. Nhìn chung, liên minh dầu mỏ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với việc cắt giảm sản lượng dầu theo kế hoạch trong thời gian còn lại của năm.

Các nhà phân tích của Goldman do Giám đốc Nghiên cứu Hàng hóa Toàn cầu của ngân hàng Jeffrey Currie dẫn đầu cho biết: “Nguồn cung dồi dào từ Iran và Nga đã đẩy vị thế đầu cơ xuống gần mức thấp kỷ lục”.

Theo tạp chí Neftegazovaya Vertikal, sản xuất dầu của Nga vẫn duy trì khả năng phục hồi ngay cả khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các nhà kinh tế của Goldman cho biết: “Sau khi giảm mạnh 1,5 triệu thùng mỗi ngày ban đầu, nguồn cung của Nga đã gần như phục hồi hoàn toàn mặc dù nhiều công ty đã quyết định ngừng mua các thùng dầu của Nga”.

Ngân hàng đã thực hiện các sửa đổi tăng đối với dự báo nguồn cung dầu đến từ các quốc gia đang đối mặt với lệnh trừng phạt, với “mức nâng cấp năm 2024 đối với Nga, Iran và Venezuela lần lượt là 0,4/0,35/0,05 triệu thùng/ngày”.

Trong khi các báo cáo về một thỏa thuận hạt nhân tạm thời giữa Mỹ và Iran được mô tả là sai, những người theo dõi thị trường trước đó đã ước tính rằng một thỏa thuận thành công có thể giúp xuất khẩu dầu thô ít nhất thêm một triệu thùng mỗi ngày.

“Hy vọng về một thỏa thuận Mỹ-Iran là một chuyện. Nhưng việc đảm bảo cho một thỏa thuận nhiều tầng, phức tạp như vậy được thông qua nhanh chóng và không bị cản trở lại là một chuyện hoàn toàn khác”, Vishnu Varathan của Mizuho cho biết trong một ghi chú nghiên cứu hàng ngày.

Goldman cho rằng việc cắt giảm bổ sung do Ả Rập Xê Út thực hiện không có khả năng dẫn đến tăng giá, ngay cả khi sản lượng của vương quốc này sẽ giảm xuống 9 triệu thùng mỗi ngày từ mức khoảng 10 triệu thùng trong tháng Năm.

“Việc cắt giảm thêm của Saudi và kỳ vọng của chúng tôi rằng OPEC+ sẽ gia hạn một nửa mức cắt giảm tự nguyện vào tháng 4 vào năm 2024 có thể sẽ chỉ bù đắp một phần cho những cú sốc giảm giá này”, báo cáo nhấn mạnh.

Hợp đồng tương lai dầu thô Brent chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 73,99 USD/thùng, giảm 1,07% vào sáng thứ Hai, trong khi hợp đồng tương lai dầu WTI của Hoa Kỳ ở mức 69,43 USD, giảm 1,05%.

HÀNG HÓA

0

135

15:23 - 12/06/2023


Dầu ít thay đổi sau khi giảm hết mức tăng đã đạt được sau cuộc họp của OPEC

Giá dầu giảm trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Tư do lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại, bù đắp cho bất kỳ sự lạc quan nào về việc cắt giảm nguồn cung nhiều hơn của OPEC, trong khi dữ liệu tồn kho không đồng nhất của Mỹ trong tuần lễ Tưởng niệm cũng làm giảm sút tâm lý.

Mặc dù giá dầu đã tăng mạnh vào đầu tuần sau khi Ả Rập Xê Út cam kết cắt giảm sản lượng nhiều hơn, nhưng sau đó giá dầu đã đảo ngược tất cả mức tăng sau một chuỗi các chỉ số kinh tế yếu kém.

Các thành viên OPEC ngoài Saudi Arabia, đặc biệt là Nga, dường như cũng đang giữ sản lượng ổn định.

Tuy nhiên, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm do việc cắt giảm nguồn cung của Ả Rập Saudi và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có hiệu lực, phần nào hỗ trợ giá. Cơ quan này dự đoán giá dầu Brent sẽ có xu hướng ngay dưới 80 đô la vào cuối năm 2023.

Dầu Brent kỳ hạn giảm 0,2% xuống 76,14 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI kỳ hạn giảm 0,1% xuống 71,62 USD/thùng lúc 22:09 ET (02:09 GMT). Cả hai hợp đồng đều giảm khoảng 0,6% vào thứ Ba sau một phiên đầy biến động.

Giá dầu nhận nhiều tín hiệu khác nhau từ dữ liệu ngành cho thấy lượng dầu thô tồn kho của Hoa Kỳ giảm nhiều hơn dự kiến trong tuần trước, do nhu cầu trong mùa hè nóng lên. Nhưng các dấu hiệu về dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất tăng đột biến đã đặt ra câu hỏi về việc nhu cầu nhiên liệu đang cải thiện đến mức nào, do hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ dường như đang hạ nhiệt.

Những lo ngại về nhu cầu trì trệ cũng khiến tâm lý đối với dầu giảm sút, sau một chuỗi các chỉ số yếu kém từ các nền kinh tế lớn trong tuần này. Dữ liệu vào thứ Tư cho thấy nền kinh tế của Úc hầu như không tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm 2023.

Điều này được đưa ra sau khi dữ liệu vào đầu tuần này cho thấy tăng trưởng ngành dịch vụ của Hoa Kỳ chậm lại đáng kể trong tháng 5, trong khi đơn đặt hàng của nhà máy Đức giảm dần cho đến tháng 4.

Những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, có thể cản trở nhu cầu dầu trong năm nay, đã khiến giá dầu giảm bất chấp nhiều nỗ lực từ OPEC nhằm giảm nguồn cung và cải thiện giá.

Các chỉ số kinh tế yếu kém từ Trung Quốc cũng đã làm suy yếu phần lớn các kì vọng rằng sự phục hồi sau COVID ở nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay.

HÀNG HÓA

0

139

16:39 - 07/06/2023

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.