Đăng kíĐăng Nhập

buivanloc5

Bài viết của buivanloc5

buivanloc5

https://thuonghieudoisong.vn/can-lam-ro-nhung-dau-hieu-lua-dao-cua-san-yescom-financial-limited/

Cần làm rõ những dấu hiệu lừa đảo của sàn Yescom Financial Limited - Thương Hiệu Và Đời Sống (thuonghieudoisong.vn)

Cần làm rõ những dMặc dù đã được cảnh báo từ các cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn tham gia các giao dịch tại các sàn Forex với số tiền lớn. Cho đến khi lâm vào cảnh nợ nần trắng tay, gia đình ly tán thì đã quá muộn.

Sàn Yescom Financial và những dấu hiệu lừa đảo

Mới đây, TTV nhận được phản ánh của anh L.M.D trú tại TP.Hồ Chí Minh. Anh cho biết, tháng 12/2022, anh nhận được cuộc gọi của nhân viên sàn Yescom Financial Limited mời chào tham mua cổ phiếu Volkswagen để chia cổ tức và anh D đã đồng ý tham gia với số vốn 3000 USD. Đến thời hạn chia cổ tức, anh đề nghị rút số tiền gốc và lãi thì sàn Yescom Financial Limited thông báo bị lỗi và không thể rút tiền.

Bức xúc, anh đã gửi mail phản ánh cho sàn Yescom Financial Limited và có liên hệ với người nhân viên đã mời chào anh trước đó. Câu trả lời mà anh L.M.D nhận được, đến nay đó chỉ là sự im lặng.

Thông tin tài khoản và lệnh rút tiền của anh L.M.D bị sàn Yescom Financial Limited từ chối

Đồng cảnh ngộ với anh D, anh L.X.D cho biết: Anh tham gia giao dịch tại sàn Yescom Financial vào tháng 11/2022 với số vốn là 3000 USD. Quá trình tham gia giao dịch, tài khoản của anh D thường xuyên xuất hiện các lệnh lạ khiến tài khoản bị cháy. Sau khi cháy tài khoản, anh đã liên tục gọi điện và gây áp lực đến sàn Yescom Financial Limited. Tại đây, anh được nhân viên của sàn thông báo do lỗi hệ thống và đền bù lại 2000 USD vào tài khoản với yêu cầu phải đánh đủ 180 lost mới được rút tiền.

Tiếc số tiền bị mất, anh miễn cưỡng đồng ý với lời đề nghị trên và thực hiện đủ 180 lost. Tuy nhiên, sau khi thực hiện đủ 180 lost theo yêu cầu của sàn thì đến nay, anh D vẫn không rút được số tiền anh đã nạp vào trước đó.

.css-xx63xo-MuiTypography-root{margin:0;font-family:"AvenirNext",sans-serif;font-weight:400;font-size:1rem;line-height:1.5;display:-webkit-box;display:-webkit-flex;display:-ms-flexbox;display:flex;-webkit-align-items:center;-webkit-box-align:center;-ms-flex-align:center;align-items:center;color:#595c60;font-weight:500;font-size:0.75rem;}

SÀN LỪA ĐẢO

0

100

03:57 - 11/05/2023


buivanloc5

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung. Một số nước châu Âu đã tìm nguồn cung thay thế khí đốt của Nga. Nhưng nếu dòng chảy năng lượng từ Nga bị chặn, đó sẽ là thảm họa với nền kinh tế Đức.

Theo CNN, Nga đã bắt đầu ngừng cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu. Hôm 27/4, hãng khí đốt quốc doanh Nga Gazprom tuyên bố dừng bán khí đốt tự nhiên cho Bulgaria và Ba Lan sau khi các nước này từ chối yêu cầu thanh toán bằng đồng RUB, thay vì EUR.

Động thái trên đánh dấu sự leo thang đáng kể trong xung đột kinh tế giữa Nga và phương Tây. Đó là lời đáp trả cứng rắn nhất của Moscow với các vòng trừng phạt gần đây của châu Âu vì xung đột ở Ukraine.

Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu - nhận xét động thái của Moscow là "hành vi tống tiền". Bà tiết lộ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã có cuộc họp khẩn hôm 27/4. Một số quốc gia bắt đầu gửi khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria.

"Kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu đã kết thúc", bà nhấn mạnh.

Tìm cách thay thế, Ba Lan và Bulgaria có thể đối phó với việc thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga. Nhưng một số nước EU khác, nhất là Đức và Italy, sẽ gặp khó.

Theo Ủy ban châu Âu, khoảng 45% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU đến từ Nga. Những cơ sở lưu trữ khí đốt của EU hiện chỉ được lấp đầy khoảng 32%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 80% mà khối đặt ra cho các nước thành viên vào tháng 11.

Các nhà phân tích tại Berenberg dự báo châu Âu chỉ cầm cự được đến mùa thu năm sau nếu Nga đột ngột cắt nguồn cung khí đốt.

Tuy nhiên, EU đã nhanh chóng tìm nguồn cung thay thế và cắt giảm nhu cầu. Vào tháng 3, giới chức EU cam kết giảm tiêu thụ khí đốt của Nga xuống 66% trong năm nay và dừng phụ thuộc dầu khí Nga vào năm 2027.

EU đã cam kết tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Đức đang tăng tốc xây các cảng nhận LNG, còn Italy vừa đạt thỏa thuận với Ai Cập và Algeria.

"Động thái gây hấn mới nhất của Nga là lời nhắc nhở rằng chúng ta cần làm việc với các đối tác đáng tin cậy và xây dựng sự độc lập về năng lượng", bà von der Leyen nhấn mạnh.

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung

Ba Lan cũng sẵn sàng cho tình huống hiện tại. Khí đốt của Nga vẫn chiếm khoảng 55% tổng nhập khẩu khí đốt tại Ba Lan trong năm 2020. Nhưng nước này đã đa dạng hóa các nguồn năng lượng trong những năm qua.

Ba Lan đã xây một cảng LNG và chuẩn bị mở một đường ống khí đốt đến Na Uy vào cuối năm nay.

Hôm 26/4, PGNiG - hãng khí đốt quốc doanh Ba Lan - thông báo dự trữ khí đốt của họ đã đạt gần 80%. Dòng khí đốt chảy qua đường ống Yamal - tuyến vậ

HÀNG HÓA

0

250

03:49 - 29/04/2022


buivanloc5

4 sai lầm phổ biến khi phân tích kỹ thuật Crypto

Phân tích kỹ thuật là công cụ dễ tiếp cận với những người mới tham gia thị trường tài chính. Nếu phân tích cơ bản đòi hỏi người mới cần nhiều thời gian để nắm bắt nhiều khái niệm phức tạp, thì phân tích kỹ thuật có thể học chỉ trong một thời gian ngắn.

Không phải đồ thị giá nào cũng có thể áp dụng phân tích kỹ thuật

Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất với những người mới học phân tích kỹ thuật. Người mới thường hễ thấy một đồ thị nào cũng vội vàng áp dụng nó và chờ đợi hiệu quả ra sao. “Áp dụng” ở đây nghĩa là chấp nhận bỏ tiền vào và chịu thua lỗ.

4 sai lầm phổ biến khi phân tích kỹ thuật Crypto hình - vtradetop.com

Lý thuyết cơ bản về phân tích kỹ thuật được dựa trên ba giả định sau:

  • Thanh khoản cao: Khối lượng giao dịch càng lớn thì sự khách quan trong việc thể hiện lực lượng cung cầu càng lớn. Khối lượng quá nhỏ thì việc giao dịch hoàn toàn dễ dàng bị thao túng bởi một cá nhân hoặc một nhóm cá mập thị trường. Những dự án mới ra mắt có lịch sử đường giá chỉ vài ngày và khối lượng không cao thì không thể phân tích kỹ thuật.
  • Không có sự thay đổi giá nhân tạo: Thị trường chứng khoán thường có những sự thay đổi giá nhân tạo như chia tách cổ phiếu khiến cho giá “giảm”. Trường hợp thị trường Crypto có dự án Polkadot đã trải qua sự kiện chia tách 100 lần. Những thủ tục này không làm giảm giá trị tổng vốn hóa như nó khiến cho đường giá bị đứt gãy không do lực lượng cung cầu.
  • Không có tin tức cực đoan: Đây có lẽ là điều hiếm trong thị trường Crypto. Vì tin tức như bị hack, bị đánh cắp, bị sự cố mạng của các dự án xảy ra liên tục. Đó là chưa kể scam, MLM… Ví dụ điển hình nhất gần đây như đại dịch COVID-19 cũng là một dạng tin cực đoan đã khiến nhiều đồ thị giảm 50-80% trong ngày. Hoặc là DOGE bị tác động cực đoan bởi Elon Musk…

Như vậy, nếu lọc qua các biểu đồ giá của các dự án nào thỏa mãn được 3 giả định trên thì sẽ còn rất ít. Có chăng, phân tích kỹ thuật trong thị trường Crypto chỉ áp dụng được với những đồng coin có thanh khoản lớn và dữ liệu giá lâu đời, trong một vài giai đoạn mà ít chịu ảnh hưởng của tin tức cực đoan mà thôi.

Thiếu sự nhất quán khi phân tích kỹ thuật vì yếu tố tâm lý

Sự nhất quán trong phân tích kỹ thuật rất quan trọng. Nhất quán ở đây có nghĩa là hành động phù hợp với hệ thống đã gắn bó và tìm hiểu kỹ. Ngoài ra, người giao dịch luôn dè chừng những kịch bản ngoài mong muốn (cắt lỗ).

  • Đôi khi yếu tố t

CÁCH TRADE COIN

20

400

11:00 - 19/04/2022


buivanloc5

Đồng Đô la tăng giá với triển vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt

Đồng đô la tăng vào sáng thứ Sáu tại châu Á, chạm mức cao nhất trong một tháng so với đồng euro khi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ chặt chẽ đã hỗ trợ đồng tiền của Hoa Kỳ.

Chỉ số Dollar Index theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác nhích 0,08% lên 99,838 lúc 11:48 PM ET (3:48 AM GMT).

Tỷ giá USD/JPY nhích 0,04% lên 123,97.

Tỷ giá AUD/USD ổn định ở mức 0,7479 và tỷ giá NZD/USD giảm 0,13% xuống 0,6881.

Tỷ giá USD/CNY nhích 0,03% lên 6,3624 trong khi tỷ giá GBP/USD nhích 0,02% xuống 1,3071.

Chỉ số đô la tăng cao tới 99,904 trong giao dịch đầu ngày ở châu Á, mức tốt nhất kể từ tháng 5 năm 2020. Nó cũng tăng 1,2% trong tuần, đây sẽ là mức tăng lớn nhất trong một tháng. Quan điểm chặt chẽ gần đây của Fed, được phản ánh trong biên bản cuộc họp gần đây nhất và hàng loạt nhà hoạch định chính sách phát biểu tại các sự kiện riêng biệt vào thứ Năm, cũng đã mang lại cho đồng tiền của Hoa Kỳ một sự thúc đẩy.

"Mức tăng gần đây của chỉ số đô la có vẻ khá bền vững trong thời gian còn lại của tháng khi thị trường quyết định dựa trên triển vọng về một Fed tích cực hơn nhiều trong quý thứ hai", người đứng đầu bộ phận phân tích FX của Monex Europe Ltd., Simon Harvey, nói với Reuters.

Đồng Đô la tăng giá với triển vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt

"Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đồng đô la sẽ khó tăng giá hơn nữa nếu không có sự hiệu chỉnh lại lãi suất cơ bản của Fed trên các thị trường."

Bên kia Đại Tây Dương, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng là 1,0856 USD trong giao dịch đầu ngày tại châu Á sau khi Liên minh châu Âu tiến tới cấm sử dụng than của Nga từ tháng 8 năm 2022 trở đi. Đây là các biện pháp trừng phạt mới nhất đang được thảo luận hoặc đã được áp đặt đối với Nga sau cuộc tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đang phải vật lộn với lạm phát nhưng "trong khi các thành viên của ECB có vẻ tương đối khiêm tốn trước cú sốc lạm phát gần đây, cung cấp cho EUR/USD một đà hỗ trợ xung quanh ngưỡng 1,09. Giá năng lượng của châu Âu và những lời kêu gọi trừng phạt hơn nữa đối với xuất khẩu năng lượng của Nga sang khu vực đồng euro cho thấy tỷ giá EUR/USD sẽ tiếp tục giảm”, ông Harvey nói.

Sự không chắc chắn trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp bắt đầu vào ngày 10 tháng 4 cũng đang ảnh hưởng đến đồng euro. Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen cũng đang đạt được lợi thế.

Đồng đô la cũng tiếp tục tăng so với đồng yên Nhật Bản, leo lên mức cao nhất trong hơn một tuần và kiểm tra mức cao nhất gần 7 năm là 125,1 ghi

FOREX

20

336

04:27 - 08/04/2022


buivanloc5

Giá vàng trong nước giảm 100.000 đồng mỗi lượng theo đà thế giới

Giá vàng thế giới dao động quanh ngưỡng 1.922 USD/ounce, giảm 8 USD/ounce so với cùng kỳ phiên trước nên đã kéo hai thương hiệu vàng trong nước giảm từ 50.000-100.000 đồng/lượng.

Mở cửa phiên sáng nay (6/4), hai thương hiệu vàng trong nước giảm nhẹ theo đà giảm của giá vàng thế giới, hiện các doanh nghiệp đang bán ra quanh mức 68,75-68,85 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, ngay khi mở cửa, tại Công ty Doji, giá vàngSJCđược giao dịch từ 68,10-68,75 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá mua và bán vàng SJC từ 68,15-68,80 triệu đồng, cũng giảm 50.000 đồng/lượng.

Tương tự, Công ty Phú Quý niêm yết giá mua vào là 68,10 triệu đồng/lượng và bán ra là 68,75 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng.

Giá vàngRồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 100.000 đồng mỗi lượng, hiện thương hiệu này đang giao dịch quanh mức 54,66-55,36 triệu đồng/lượng và vẫn thấp hơn thương hiệu SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn khoảng 13,44 triệu đồng mỗi lượng.

Trên thế giới, đồng kim loại quý này dao động quanh ngưỡng 1.922USD/ounce, giảm 8 USD/ounce so với cùng kỳ phiên trước. Mức giá này tương đương 53,28 triệu đồng khi quy đổi theo tỷ giá USD trong nước.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bốtỷ giá trung tâmở mức 23.100 đồng/USD, tăng 2 đồng so với phiên trước.

Với biên độ +/-3%, Ngân hàng Vietcombank (HM:VCB) niêm yết giá mua và bán từ 22.700-23,010 đồng/USD, đi ngang so với phiên trước.

Trong khi đó, Ngân hàng BIDV (HM:BID) thông báo giá giao dịch từ 22.735-23,015 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD. Tại Ngân hàng Vietinbank (HM:CTG), đồng USD tăng 80 đồng/USD so với chốt phiên trước, giá mới USD từ 22.735-23.015 đồng/USD.

Ngân hàng Eximbank (HM:EIB) niêm yết giá mua và bán từ 22.760-22.960 đồng/USD, tăng 10 đồng./.

>> Xem thêm tin tức hàng hoá trong đầu tư tại đây!

VÀNG

20

333

04:38 - 06/04/2022


buivanloc5

Đồng Đô la tăng giá nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất 1 tuần

Đồng đô la đã tăng vào sáng thứ Sáu ở châu Á nhưng đang hướng đến tuần giảm đầu tiên trong sáu tuần và vẫn ở gần mức thấp nhất trong một tuần, do tác động của quyết định chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Chỉ số Dollar Index theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác tăng 0,15% lên 98,120 vào lúc 11:30 PM ET (3:30 AM GMT).

Tỷ giá USD/JPY tăng 0,16% lên 118,78.

Tỷ giá AUD/USD nhích 0,01% xuống 0,7373 trong khi tỷ giá NZD/USD nhích 0,01% lên 0,6880.

Tỷ giá USD/CNY tăng 0,18% lên 6,3584 và tỷ giá GBP/USD nhích 0,05% lên 1,3153.

>> Xem thêm các tin tức khác về thị trường Forex tại đây!

Đồng euro tăng giá so với đồng đô la, ở mức 1,10885 đô la vào thứ Sáu nhưng tăng 1,67% trong tuần. Hy vọng về việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine đã tăng lên. Các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia vẫn tiếp tục nhưng chưa có thêm thông tin cụ thể về tiến trình hôm thứ Năm. Việc Nga tránh vỡ nợ đối với trái phiếu bằng đồng đô la của mình cũng thúc đẩy tâm lý.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phát biểu sau đó trong ngày, nơi ông dự kiến ​​sẽ cảnh báo Trung Quốc không hỗ trợ Nga.

Đồng bảng Anh cao hơn và hướng đến tuần tăng đầu tiên sau bốn tuần. Các nhà đầu tư tiếp tục thông báo về việc Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất lên 0,75% khi ngân hàng này đưa ra quyết định chính sách vào thứ Năm. Ngân hàng trung ương cũng làm dịu giọng điệu của mình xung quanh nhu cầu tăng lãi suất trong tương lai thành "có thể phù hợp" từ "dường như sẽ phù hợp".

Đồng Đô la tăng giá nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất 1 tuần

Tuy nhiên, "bối cảnh ngoại giao thuận lợi hơn giữa Nga và Ukraine dường như đang phát triển và chỉ số đô la sẽ giảm nếu có động lực tiến tới một lệnh ngừng bắn", chiến lược gia của Westpac cho biết trong một ghi chú.

Chỉ số đô la vẫn hướng tới 100 và cao hơn nữa khi Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt, ghi chú cho biết thêm. Đồng bạc xanh giảm xuống 97,724 vào thứ Năm lần đầu tiên kể từ ngày 10 tháng Ba.

Hiệu ứng gợn sóng từ quyết định chính sách của Fed hôm thứ Tư vẫn tiếp tục. Fed cũng gợi ý về việc tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp chính sách còn lại trong năm 2022, với một số nhà đầu tư tự hỏi liệu nền kinh tế có thể chịu được tình trạng thắt chặt hay không.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng giữ lãi suất ổn định ở mức -0,10% khi ngân hàng này công bố

FOREX


buivanloc5

Vàng tăng giá nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất 3 tuần sau khi Fed tăng lãi suất

Vàng đã tăng giá vào sáng thứ Năm ở châu Á nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất trong ba tuần do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ tăng lên. Hy vọng về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine cũng làm lu mờ sức hấp dẫn đối với vàng.

Vàng tương lai tăng 1,31% lên 1.934,30 USD lúc 1:15 PM ET (5:15 AM GMT) sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 2 ở mức 1.894,70 USD vào thứ Tư.

Fed đã tăng lãi suất lên 0,5% khi họ đưa ra quyết định chính sách vào thứ Tư. Đây là lần đầu tiên ngân hàng trung ương tăng lãi suất kể từ năm 2018 và nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất tại tất cả sáu cuộc họp còn lại trong năm 2022. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng nền kinh tế Mỹ “rất mạnh” và Fed có thể thắt chặt tiền tệ. Quyết định của Fed cũng khiến lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019.

Bên kia Đại Tây Dương, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ đưa ra quyết định chính sách của mình vào cuối ngày. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde, thành viên Ban điều hành Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng thống đốc Ignazio Visco, và Kinh tế trưởng Philip Lane cũng sẽ phát biểu tại một hội nghị cùng ngày.

Tại Châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định chính sách của mình vào thứ Sáu.

Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các cuộc đàm phán đang trở nên "thực tế hơn" trong khi Nga cho biết các đề xuất đang thảo luận là "gần gũi đến một thỏa thuận. "

Lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust (NYSE:GLD) (P: GLD) tăng 0,8% lên 1.070,53 tấn vào thứ Tư, cao nhất kể từ tháng 3 năm 2021.

Trong các kim loại quý khác, palađi tăng 1,8% lên 2.452,33 USD / ounce. Paladi đạt mức cao kỷ lục 3.440,76 USD vào ngày 7/3 do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Bạc tăng 0,3% và bạch kim tăng 0,7%.

>> Xem thêm: Vàng giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

20

434

06:10 - 17/03/2022


buivanloc5

Giá vàng SJC trong nước lao dốc, lùi về quanh mốc 68 triệu đồng

Sau khi điều chỉnh rất mạnh ở phiên trước, thương hiệu SJC trong nước sáng 15/3 tiếp tục lao dốc khi "bốc hơi" thêm 1 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh phiên sáng nay (15/3) với mức điều chỉnh lên tới 1 triệu đồng mỗi lượng.

Tại thời điểm 9 giờ 15 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàngSJCtừ 66,80-68 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng.

Tại Công tyDojiHà Nội, doanh nghiệp này giảm giá vàng SJC 800.000 đồng/lượng, giá mua và bán được niêm yết từ 66,80-68 triệu đồng/lượng.

Công ty Phú Quý cũng điều chỉnh 900.000 đồng/lượng, giá mới từ 66,70-67,90 triệu đồng/lượng.

Trước đó, phiên hôm qua, thương hiệu này cũng “bốc hơi” tới 800.000 đồng mỗi lượng, song chênh lệch giá mua/giá bán vẫn ở mức rất cao, dao động từ 1-1,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC trong nước lao dốc, lùi về quanh mốc 68 triệu đồng

Trong khi đó,giá vàngRồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phiên sáng nay giảm 150.000 đồng/lượng, giá mới từ 55,36-56,66 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Do điều chỉnh khác nhau nên thương hiệu này tiếp tục thấp hơn giá vàng SJC khoảng 11,3 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng giảm thêm 30 USD/ounce so với cùng thời điểm phiên trước, lùi về ngưỡng 1.944 USD/ounce. Khi quy đổi, đồng kim loại quý này tương đương 53,95 triệu đồng mỗi lượng, thấp hơn giá vàng SJC trong nước khoảng 14,05 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá trung tâm áp dụng ngày hôm nay là 23.186 VND/USD, tăng 8 đồng so với ngày 14/3.

Với biên độ +/-3%, Ngân hàngVietcombankniêm yết giá mua và bán từ 22.750-23.030 đồng/USD, giữ ổn định.

Tại Eximbank (HM:EIB), doanh nghiệp này niêm yết tỷ giá từ 22.790-22.990 đồng/USD, giữ ổn định. Tương tự, Ngân hàng BIDV (HM:BID) cũng giữ ổn định tỷ giá USD từ 22.755-23.035 đồng/USD.

Trong khi đó, Ngân hàng Vietinbank (HM:CTG) mua vào là 22.753 đồng/USD và bán ra là 23.033 đồng/USD, giảm 82 đồng/USD.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

20

342

03:45 - 15/03/2022


buivanloc5

Dầu Brent rớt ngưỡng 110 USD/thùng

Giá Dầu đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Năm, một ngày sau phiên lao dốc mạnh nhất trong vòng 2 năm, khi Nga cam kết hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng và một số chuyên viên giao dịch cho rằng thị trường đã lo lắng quá mức về tình trạng gián đoạn nguồn cung.

Kể từ thời điểm Nga tiến công Ukraine vào ngày 24/02, thị trường dầu đã ghi nhận đợt biến động mạnh nhất trong hai năm. Hôm thứ Tư, dầu Brent chứng kiến phiên rớt giá mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Hai ngày trước đó, giá nhiên liệu này chạm mức cao nhất trong 14 năm tại 139 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent giảm 1.81 USD, tương ứng 1.6%, xuống 109.33 USD/thùng sau khi có thời điểm nhảy vọt tới 6.5% trong phiên. Hợp đồng dầu thô WTI rớt 2.68 USD/thùng (tương ứng 2.5%) xuống 106.02 USD/thùng, đánh dấu sự đảo chiều mạnh so với mức tăng hơn 5.7% trong phiên.

Tại một cuộc họp trong ngày thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẽ tiếp tục hoàn thành các cam kết về cung cấp năng lượng theo hợp đồng. Được biết, Nga là một nước sản xuất năng lượng lớn cung cấp 1/3 lượng xăng cho châu Âu và 7% lượng dầu cho toàn cầu.

Hôm thứ Tư, dầu Brent lao dốc 13% sau khi đại sứ quán các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất(UAE) cho biết nước này sẽ khuyến khích Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cân nhắc việc tăng sản lượng.

Tiếp theo thông báo của đại sứ quán, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết thành viên OPEC này cam kết hoàn thành các thỏa thuận hiện tại với OPEC về việc tăng sản lượng mỗi tháng thêm 400,000 thùng/ngày.

Một số chuyên viên giao dịch không đồng tình rằng đà phục hồi đã chấm dứt. Một số cho rằng đà giảm giá gần đây có thể phần nào do hoạt động chốt lời, với dẫn chứng rằng giá dầu vẫn còn tăng hơn 15% kể từ khi cuộc tiến công xảy ra.

Theo CNBC

HÀNG HÓA

20

394

04:48 - 11/03/2022


buivanloc5

Vàng thế giới giảm hơn 3% khi các tài sản rủi ro phục hồi

Giá Vàng sụt hơn 3% vào ngày thứ Tư (09/3) khi đà suy giảm của giá dầu đã giúp các tài sản rủi ro phục hồi sau đà giảm mạnh do cuộc chiến Ukraine.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay lùi 3.3% xuống 1,983.96 USD/oz, đứt mạch đà leo dốc gần đây đã đưa vàng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Hợp đồng vàng tương lai mất 2.7% còn 1,988.20 USD/oz.

Vàng thế giới giảm hơn 3% khi các tài sản rủi ro phục hồi

Bart Melek, Chiến lược gia hàng hóa hàng đầu tại TD Securities , nhận định: “Vàng đã suy giảm, nhưng chúng ta đang ở vị thế vững chắc hơn nhiều so với trước cuộc xung đột này, chủ yếu vì tôi vẫn nghĩ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay các ngân hàng trung ương khác rất thận trọng về cách họ giảm thanh khoản”.

Hợp đồng palladi, vốn được các nhà sản xuất ô tô sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác nhằm hạn chế khí thải, đã sụt 7.5% xuống 2,940.72 USD/oz sau khi chạm mức cao kỷ lục 3,440.76 USD/oz vào ngày 07/3, chủ yếu do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất hàng đầu là Nga.

Edward Meir, Chuyên gia phân tích tại ED&F Man Capital Markets, chia sẻ: “Mọi thứ không thể cứ tiếp tục leo cao. Tại một số thời điểm, mức cân bằng phải đạt được”. Ông Meir cũng nói thêm rằng palladi vẫn có thể tăng hơn nữa vì nó đã thâm hụt trước cuộc khủng hoảng.

Các nhà phân tích cho biết sự đảo chiều cũng được thúc đẩy bởi hoạt động chốt lời.

Chứng khoán đã phục hồi khi giá dầu suy yếu và nhà đầu tư săn lùng những cổ phiếu bị ảnh hưởng do lo ngại về các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Vàng được xem là một kênh lưu giữ giá trị an toàn trong bối cảnh bất ổn như thế này.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

20

332

03:21 - 10/03/2022

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.