Vàng đen ổn định trong khi kim loại quý hạ nhiệt do áp lực từ lãi suất

Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 6, giá dầu ổn định sau khi thông tin cho thấy tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng lên. Trong khi đó, áp lực từ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, suy thoái và lãi suất tăng đè nặng lên giá vàng.

Vàng đen ổn định trong khi kim loại quý hạ nhiệt do áp lực từ lãi suất
Vtrade_Admin

09:53, 30/06/2022

273

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 6, giá dầu ổn định sau khi thông tin cho thấy tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng lên. Trong khi đó, áp lực từ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, suy thoái và lãi suất tăng đè nặng lên giá vàng.

Vàng đen ổn định trong khi kim loại quý hạ nhiệt do áp lực từ lãi suất

Giá dầu Brent giao sau tháng 8 giảm 25 xu, tương đương 0,2% xuống 116,01 USD / thùng trong phiên giao dịch nhẹ khi hợp đồng tháng 8 sẽ hết hạn vào thứ Năm. Hợp đồng tháng 9 khả quan hơn và giao dịch ở mức 112,18 USD, giảm 27 xu, tương đương 0,2%.

 

Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 19 xu, tương đương 0,2% xuống 109,58 USD / thùng.

 

Cả hai hợp đồng đều giảm khoảng 2% vào thứ Tư sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước ngay cả khi sản lượng đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020 – thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát dữ dội. 

 

Dự trữ nhiên liệu tăng khi các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động với 95% công suất, mức cao nhất tính đến thời điểm này trong vòng 4 năm.

 

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn cũng gây áp lực lên giá cả vì nó làm cho dầu đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

 

Tuy nhiên, những lo ngại về nguồn cung cũng hỗ trợ giá cả phần nào. 

 

OPEC+ đã bắt đầu hai ngày họp vào thứ Tư và có nguồn tin chia sẻ rằng, ít có triển vọng sẽ tăng sản lượng. 

 

Tại Ecuador, làn sóng biểu tình đang phủ bóng đen lên hoạt động sản xuất dầu, buộc phải đưa ra tuyên bố bất khả kháng đối với việc xuất khẩu dầu thô Oriente vốn là mặt hàng hàng đầu của Ecuador. 

 

Liên quan đến các nguồn hàng hoá thay thế cho sự thiếu hụt của Nga, cây bút Josh Owens  đã có bài viết với nội dung “Liệu dầu có vọt về mốc 120 USD?”. Nhưng hiện nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung. 

Đầu tiên là xung đột giữa hai chính phủ đối thủ ở Libya sẽ trở nên tồi tệ hơn khi những lời kêu gọi thay thế người đứng đầu công ty dầu quốc gia (NOC), Mustafa Sanalla, ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các cuộc giao tranh trong nước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

 

- Nếu NOC của Libya đóng cửa tất cả các cảng ở Vịnh Sirte (xem chi tiết bản đồ bên dưới), tổng xuất khẩu có thể giảm xuống mức 400.000 thùng / ngày, nâng tổng công suất sản xuất không tải lên 800.000 thùng / ngày.

 

- Đáng tiếc, đầu tháng này, các cuộc đàm phán chính trị được tổ chức tại Geneva giữa chính phủ Tripoli và Benghazi đã thất bại làm lu mờ những thoả thuận sắp tới. 

 

- Ngay cả trước khi xảy ra căng thẳng, sản lượng của Libya gần đây đã giảm xuống còn 700.000 thùng / ngày, gần như giảm một nửa so với mức sản lượng hồi đầu năm nay do các lĩnh vực sản xuất chủ chốt vẫn bị phong toả. 

 

Như dự đoán trong tuần trước, sự suy yếu tạm thời của giá dầu một phần là do làn sóng bán tháo trên diện rộng của các nhà đầu cơ dầu tương lai. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một “khoảng lặng” để chờ đón một đợt tăng giá mới.  Sự thắt chặt vật chất không thay đổi trên thị trường dầu mỏ, cùng với những phân tích về công suất dự phòng của các nhà sản xuất dầu Trung Đông đã giúp thị trường có triển vọng sáng sủa hơn, giới đầu tư lạc quan hơn. Cụ thể, lượng hàng xuất khẩu của Libya có khả năng mất thêm 300.000 thùng / ngày trong những ngày tới. Do đó, mức gía tăng vọt lên trên 120 USD / thùng vào cuối tuần này là rất có khả năng.

 

Dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy vào năm 2021, khoảng 100 triệu thùng dầu thô của Sverdrup đã đến châu Á, tương đương 274.000 thùng / ngày, trong đó có 64,9 triệu thùng đến Trung Quốc.

 

Xuất khẩu sang châu Âu, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, nhìn chung ngang bằng với Trung Quốc trong năm ngoái.

 

Tuy nhiên, kể từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine, dòng chảy hàng hoá của Sverdrup đến Trung Quốc đã cạn kiệt dần, ngược lại, sang châu Âu đã tăng hơn gấp đôi.

 

Từ tháng 3 đến tháng 5, chỉ có năm chuyến hàng của Sverdrup đến châu Á, giảm so với con số 15 cùng kỳ.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm một nửa xuống 6,9 triệu từ 14 triệu thùng, thậm chí, trong tháng 5 không có chuyến hàng nào đến Trung Quốc. 

 

 EU đang hướng tới kế hoạch triển khai lệnh cấm vận khoảng 90% lượng dầu của Nga vào cuối năm nay. 

 

Giá vàng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (29/6) tiếp tục bị xoay vần bởi áp lực từ việc lãi suất sẽ tiếp tục được nâng lên và rủi ro suy thoái.

Khép phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.816,39 USD/ounce. Giá đã tăng 0,7% khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ suy giảm trong Quý I, trước khi quay đầu giảm trở lại phạm vi hẹp mà nó đã dao động trong vài phiên qua.

Giá vàng kỳ hạn cũng giảm 0,2% xuống 1.817,5 USD.

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát và thường được hưởng lợi trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời này.

“Số liệu GDP Mỹ yếu hơn một chút so với dự kiến ​​tiếp tục làm gia tăng những lo ngại về nguy cơ suy thoái,” David Meger, giám đốc kinh doanh kim loại tại High Ridge Futures. Do đó, chúng ta có thể thấy một động thái hướng tới các tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, thị trường vàng tiếp tục ở trong tình trạng giằng co, khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) quyết tâm chống lại lạm phát một cách mạnh mẽ.”

Các nhà đầu tư cũng đang xem xét những bình luận của Chủ tịch FED Jerome Powell, rằng mặc dù việc tăng lãi suất có nguy cơ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm, song lạm phát dai dẳng vẫn là rủi ro lớn hơn. 

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 20,75 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 0,4% lên 914,13 USD, palladium tăng 4,6% lên 1.960,80 USD.

Liên quan tới lệnh cấm nhập khẩu vàng Nga của các nước G7, nhà phân tích Joni Teves của UBS lưu ý, điều quan trọng là phải xem liệu các cuộc thảo luận (về lệnh cấm) có lấn sang các kim loại quý khác, đặc biệt là palladium hay không.

“Nga chiếm hơn 40% nguồn cung cấp mỏ palladium toàn cầu, trong khi các nước như Mỹ và Nhật Bản có ngành công nghiệp ô tô cần palladium như một nguyên liệu đầu vào trong bộ phận xúc tác tự động cho các phương tiện chạy xăng,” ông Teves nói.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Phân tích giá các đồng tiền số lớn ngày 29/6

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.