Vàng, dầu đồng loạt hạ nhiệt khi giới đầu tư đặt cược vào lộ trình tăng lãi suất của FED

Trong phiên giao dịch ngày 22 tháng 6, giá dầu lao dốc vào đầu phiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi thúc đẩy giảm chi phí nhiên liệu tăng cao, bao gồm cả áp lực lên các công ty lớn của Mỹ để hỗ trợ cho lái xe trong mùa cao điểm.

Vàng, dầu đồng loạt hạ nhiệt khi giới đầu tư đặt cược vào lộ trình tăng lãi suất của FED
Vtrade_Admin

06:36, 22/06/2022

244

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 22 tháng 6, giá dầu lao dốc vào đầu phiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi thúc đẩy giảm chi phí nhiên liệu tăng cao, bao gồm cả áp lực lên các công ty lớn của Mỹ để hỗ trợ cho lái xe trong mùa cao điểm.

Vàng, dầu đồng loạt hạ nhiệt khi giới đầu tư đặt cược vào lộ trình tăng lãi suất của FED

Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 1,34 USD, tương đương 1,2%, xuống 108,18 USD / thùng lúc 07h31 giờ Việt Nam, trong khi giá dầu Brent giao sau giảm 1,33 USD, tương đương 1,2% xuống 113,32 USD / thùng.

 

Theo một nguồn tin từ Reuters, khi Mỹ đang phải vật lộn để đối phó với giá xăng tăng cao và lạm phát, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến ​​tạm thời đình chỉ thuế liên bang 18,4 xu một gallon đối với xăng. Biden cũng chia sẻ rằng ông đang cân nhắc xem có nên kêu gọi tạm dừng thuế hay không. 

 

Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho biết "Ngay cả các nhà kinh doanh dầu mỏ cũng thừa nhận rằng giá dầu cao hơn, do đó giá xăng cao hơn sẽ dẫn đến các biện pháp hỗ trợ mạnh hơn từ FED, đẩy lãi suất cao hơn và chính quyền Biden ngày càng sáng tạo hơn trên mặt trận chính trị và tài khóa để kiềm chế lạm phát năng lượng.”

 

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Chevron, ông Michael Wirth, hôm thứ Ba chỉ trích ngành công nghiệp dầu mỏ không phải là cách để hạ giá nhiên liệu. Ông đã viết thư gửi tới tổng thống Biden rằng, "Những hành động này không có lợi cho việc đáp ứng những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt."

 

CHÂU ÂU TÌM KIẾM NGUỒN CUNG THAY THẾ

 

Trong ngày 20 tháng 6, những khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga tại châu Âu đã phải tìm nguồn cung thay thế. Rất có thể, họ sẽ phải tìm kiếm nguồn năng lượng từ than nhiều hơn để bù đắp khoản thiếu hụt của Nga. Trong mùa đông tới, châu Âu sẽ đối mặt với khủng hoảng năng lượng nếu các kho dự trữ không được nạp đầy năng lượng.  

Đức, Ý, Áo và Hà Lan đều đã phát đi tín hiệu rằng các nhà máy nhiệt điện than có thể giúp châu lục vượt qua cuộc khủng hoảng khí đốt và nhiên liệu hiện nay. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh lạm phát.

 

Chính phủ Hà Lan hôm thứ Hai cho biết họ sẽ dỡ bỏ giới hạn sản xuất tại các nhà máy năng lượng than và sẽ kích hoạt giai đoạn đầu của kế hoạch chống khủng hoảng năng lượng. 

 

Đan Mạch cũng đã bắt đầu những viên gạch đầu tiên của kế hoạch sản xuất khí đốt khẩn cấp do không chắc chắn có tiếp cận được hàng hóa từ Nga không. 

 

Trong khi đó, Ý có khả năng cũng sắp phải đưa ra tuyên bố khẩn về về năng lượng sau khi công ty dầu mỏ Eni (ENI.MI) cho biết Gazprom (GAZP.MM) chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của họ. 

 

Đức vốn là quốc gia đã giảm bớt lượng hàng từ Nga, đã công bố kế hoạch mới nhất để tăng mức lưu trữ khí đốt và cho biết nước này có thể khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than mà nước này đã dự định loại bỏ.

 

Giữa tuần trước, Gazprom đã cắt giảm 40% khối lượng của dòng chảy Nord Stream 1, do việc giao các tuabin khí tới Siemens của Đức bị trì hoãn. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết việc giảm lưu lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 là một quyết định liên quan tới chính trị, “Lý do khiến Nga giảm nguồn cung cấp khí đốt chỉ là một cái cớ. Chiến lược rõ ràng là muốn khuynh đảo thị trường và tăng giá.” 

Do đó, Gazprom tiếp tục giảm khối lượng của dòng chảy Nord Stream 1 xuống tổng cộng 60% và cũng cắt nguồn cung cấp cho Ý xuống 15%, điều này đã đẩy giá khí đốt của châu Âu tiếp tục nóng lên.

 

DẤU THÔ TỪ NGA VÀO CHÂU ÂU VẪN TĂNG

Tuy nhiên, theo dữ liệu thống kê về tàu chở dầu mới nhất do Bloomberg tổng hợp, các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã tiếp nhận một lượng dầu thô ngày càng tăng trong tuần trước. 

Tuần trước, các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã tiêu thụ 1,84 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày— ghi nhận lần tăng lượng dầu thô nhập khẩu thứ ba trong nhiều tuần.

Dòng chảy dầu từ Nga sang châu Âu, bao gồm cả đến Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang ở mức cao nhất trong gần hai tháng.

 

Phần lớn mức tăng đến từ Litasco SA của Nga - chi nhánh thương mại của Lukoil - và Thổ Nhĩ Kỳ. Lukoil tự hào có ba nhà máy lọc dầu ở châu Âu (Ý, Romania và Bulgaria) và họ tiếp tục tăng cường mua dầu thô của Nga.

 

Trên thị trường kim loại quý, vàng vẫn chưa thể phục hồi vì trái phiếu Mỹ tăng. Thêm vào đó, giới đầu tư đặt cược vào lộ trình tăng lãi suất mạnh của của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã làm giảm sức hút của vàng, bất chấp đồng USD suy yếu.

Khép phiên đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.834,19 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giảm 0,1%, giao dịch ở mức 1.838,8 USD.

“Lợi suất Trái phiếu kho bạc cao hơn một chút và chứng khoán Mỹ có sự phục hồi nhỏ, cả hai đều gây áp lực lên vàng. Tuy nhiên, đồng USD giảm đã mang tới sự hỗ trợ cho kim loại quý,” trưởng chiến lược gia thị trường Phillip Streible tại Blue Line Futures nhận định.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn10 năm tăng, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của vàng.

Tuy nhiên, chỉ số Dollar Index giảm 0,3% khiến kim loại quý này trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua bằng những đồng tiền khác.

Trước đó, hôm 15/6, FED đã công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994. Các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới cũng đang hướng tới việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát tăng vọt.

Thomas Barkin, một quan chức của Fed cho hay việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản hoặc 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách của FED vào tháng 7/2022 tới có thể xảy ra.

Theo các nhà phân tích của Standard Chartered, vàng hiện đang bị ảnh hưởng bởi những dự đoán lãi suất sẽ còn được nâng lên, trong khi đó, lạm phát sẽ vẫn tiếp tục tăng nếu chính sách tiền tệ không thể làm dịu hoạt động kinh tế và hạ nhiệt lạm phát.

Lạm phát và bất ổn kinh tế thường thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn như vàng, nhưng lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của kim loại vốn không sinh lời này.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Vàng giảm nhẹ khi nhà đầu tư lo ngại việc FED nâng lãi suất

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.