Vàng, dầu đều chững lại khi châu Âu tìm nguồn cung

Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 6, giá dầu lại quay đầu giảm sau ba phiên tăng trước đó. Tuy nhiên, mức giảm được hạn chế do nguồn cung toàn cầu tiếp tục thắt chặt. Trong khi đó, kim loại quý cũng đang giằng co và giao dịch trong biên độ hẹp.

Vàng, dầu đều chững lại khi châu Âu tìm nguồn cung
Vtrade_Admin

07:21, 29/06/2022

277

VIEW

Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 6, giá dầu lại quay đầu giảm sau ba phiên tăng trước đó. Tuy nhiên, mức giảm được hạn chế do nguồn cung toàn cầu tiếp tục thắt chặt. Trong khi đó, kim loại quý cũng đang giằng co và giao dịch trong biên độ hẹp. 

vtrade

Dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ giảm 44 xu, tương đương 0,4%, xuống 111,32 USD / thùng vào lúc 08 giờ 50 giờ Việt Nam. 

 

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 61 xu tương đương 0,5% xuống 117,37 USD / thùng, cũng đảo ngược mức tăng trước đó. Hợp đồng tháng 8 sẽ hết hạn vào thứ năm và hợp đồng tháng 9 có vẻ tích cực hơn, giao dịch ở mức 113,14 USD, giảm 66 xu, tương đương 0,6%.

Trung bình, cả dầu Brent và WTI đều tăng hơn 2% vào thứ ba do lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt có thể khiến nhu cầu chậm lại và tiềm ẩn nguy cơ về một cuộc suy thoái. Thỏa thuận của Nhóm G7 nhằm tìm cách giới hạn giá dầu của Nga cũng phần nào củng cố tâm lý thị trường. 

 

Hiroyuki Kikukawa, Tổng giám đốc của nghiên cứu tại Nissan Securities chia sẻ, “Giá dầu có thể sẽ duy trì trên 110 USD / thùng do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung do bão khi Mỹ đang bước vào mùa hè”.

 

Ả Rập Xê Út và UAE được coi là hai thành viên duy nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có đủ năng lực để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt từ Nga và sản lượng suy yếu của các thành viên khác. 

 

Nhưng Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei hôm thứ Hai cho biết, tiểu vương quốc này đang sản xuất gần công suất tối đa trong hạn ngạch 3,168 triệu thùng / ngày (bpd) theo thỏa thuận với OPEC +. 

 

Tuyên bố trên cũng đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận bên lề cuộc họp G7 rằng UAE đang sản xuất ở công suất tối đa và Ả Rập Xê Út có thể tăng sản lượng chỉ 150.000 thùng / ngày, thấp hơn công suất dự phòng khoảng 2 triệu bpd.

 

Doanh thu từ dầu mỏ của OPEC tăng mạnh vào năm 2021 khi giá và nhu cầu phục hồi sau đợt đại dịch tồi tệ nhất lịch sử COVID 19. Tuy nhiên, số lượng giàn khoan đang hoạt động ở mức phục hồi khiêm tốn, các giếng khoan mới hoàn thành đều giảm. 

 

Giới phân tích cũng cảnh báo tình hình bất ổn chính trị ở Ecuador và Libya cũng có thể thắt chặt nguồn cung hơn nữa.

 

Mặc dù vậy, dữ liệu hàng tồn kho ở Mỹ đã giúp cải thiện nguồn cung cấp nhiên liệu. Dự trữ xăng trong tuần kết thúc vào ngày 24 tháng 6 tăng 2,9 triệu thùng và nguồn cung cấp nhiên liệu chưng cất tăng 2,6 triệu thùng. Tuy nhiên, tồn kho dầu thô giảm 3,8 triệu thùng.

 

Theo các cuộc thăm dò của Reuters. Báo cáo tình hình xăng dầu hàng tuần của chính phủ vào tuần trước đã bị trì hoãn do một số sự cố phần cứng. Thứ tư này, dữ liệu cho cả hai tuần sẽ được công bố cùng lúc. 

 

Na Uy chìa cánh tay trợ giúp Châu Âu 

Khi châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung dầu trên thế giới để thay thế cho hàng hoá từ Nga thì Na Uy đã xuất hiện như một “cánh tay” giúp thu hẹp khoảng cách.

 

Công ty Equinor của Na Uy (EQNR.OL) đang vận chuyển dầu thô từ mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup ở Biển Bắc sang thị trường châu Âu thay vì châu Á. Năm ngoái, Na Uy xuất sang châu Á khoảng 100 triệu thùng vào năm ngoái.

 

Đồng thời, Nga nhận thấy nhu cầu đối với dầu thô của châu Âu đang giảm so với châu Á. Cụ thể, Trung Quốc và Ấn Độ đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hoá của Nga với các mức chiết khấu cao. 

 

Ở châu Âu, dầu thô của Na Uy gần như đã trở thành sự thay thế trực tiếp cho loại Urals của Nga cho hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Đức, Ba Lan, Lithuania, Thụy Điển và Phần Lan cũng như ở Thổ Nhĩ Kỳ. 

 

Giám đốc điều hành Anders Opedal chia sẻ, “Các thương nhân và nhà máy lọc dầu ở châu Âu hiện đang yêu cầu hàng hoá của Johan Sverdrup và sử dụng chúng để thay thế một số loại mà họ đã nhập từ Nga trước đây”

Kim loại quý giằng co trong biên độ hẹp

Khép lại phiên giao dịch ngày 28/6, giá kim loại quý đã rơi vào biên độ hẹp và yếu đi. Giá kim loại quý tiếp tục bị giằng co bởi hai lực đẩy trái chiều, một bên là viễn cảnh lãi suất cao hơn thử thách sức hấp dẫn của tài sản trú ẩn an toàn, một bên là rủi ro suy thoái thúc đẩy giá tăng lên.

 

Khép phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.820,31 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giảm 0,2%, giao dịch ở mức 1.821,2 USD.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures phân tích rằng, “Vàng đang mắc kẹt trong một phạm vi và sẽ tiếp tục giao dịch bên trong phạm vi này trong thời gian tới. Thị trường sẽ chỉ bứt phá sau khi nhận được thêm dữ liệu kinh tế và thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang (FED).” 

Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn kinh tế, nhưng việc tăng lãi suất đã làm lu mờ sức hấp dẫn của kim loại quý do làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản này.

Theo TD Securities, “Đây là một giai đoạn nhàm chán trên thị trường vàng. Kim loại quý này đang bị kéo theo hai hướng, khi chế độ thắt chặt chính sách của FED đụng độ với những lo ngại suy thoái.”

Phát biểu tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) ở Bồ Đào Nha, Chủ tịch Christine Lagarde cho biết ngân hàng này sẽ thực hiện các động thái chính sách một cách từ tốn, nhưng có thể lựa chọn hành động dứt khoát khi có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy lạm phát xấu đi trong trung hạn. 

Chủ tịch FED Jerome Powell cũng sẽ có phát biểu vào thứ Tư (29/6). 

Giá vàng hầu như không bị tác động mạnh bất chấp mức tăng của đồng USD trong phiên. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng trong ngày 28/6.

Matt Simpson, nhà phân tích thị trường cấp cao của City Index nhận định, “Vàng vẫn là thị trường của các nhà giao dịch – dễ bị ảnh hưởng bởi những đột phá giả, và thay đổi nhanh chóng khi có chỉ một ít tin tức”.

 

Các khoản nắm giữ trong quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust, vừa qua đã ghi nhận dòng chảy ra trong 5 phiên liên tiếp.

 

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

Đọc thêm: Kinh Tế Mỹ – Lo Ngại Suy Thoái Làm Rung Chuyển Thị Trường

 

 

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.