Tại Việt Nam, đầu tư forex có hợp pháp không?

Hiện nay, đầu tư forex đang tạo nên một cơn sốt trên thị trường tài chính bởi mức lợi nhuận mà nó mang lại cho các nhà giao dịch. Cùng với số lượng người tham gia ngày càng đông và số lượng broker gia nhập vào thị trường ngày càng nhiều.

Tại Việt Nam, đầu tư forex có hợp pháp không?
Vtrade_Admin

05:08, 21/06/2022

313

VIEW

Hiện nay, đầu tư forex đang tạo nên một cơn sốt trên thị trường tài chính bởi mức lợi nhuận mà nó mang lại cho các nhà giao dịch. Cùng với số lượng người tham gia ngày càng đông và số lượng broker gia nhập vào thị trường ngày càng nhiều.

 

Nếu như với chứng khoán, nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về rủi ro pháp lý của hình thức này vì thị trường chứng khoán được nhà nước bảo hộ, nhà đầu tư chứng khoán được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh và bảo vệ quyền lợi, thì với forex lại hoàn toàn trái ngược. 

Thế nên trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “ đầu tư forex tại Việt Nam có hợp pháp không?” để các nhà giao dịch trước khi đầu tư có thể cân nhắc thật kỹ lưỡng quyết định có nên tham gia vào thị trường này hay không.

 

Pháp luật Việt Nam có cấm đầu tư Forex hay không?

 

Forex với vị trí là thị trường tài chính lớn trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu, được nhiều quốc gia công nhận. Đồng thời thị trường ngoại hối cũng được những nước này đứng ra cấp giấy phép để hoạt động hợp pháp với số tiền giao dịch hằng ngày lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Còn đối với thị trường Việt Nam, pháp luật chưa đưa ra bất cứ văn bản nào cấm các hoạt động giao dịch hoặc đầu tư ngoại hối. Tuy nhiên, nước ta cũng không có bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào xác minh được tính hợp pháp của sàn Forex có trụ sở tại Việt Nam.

Chính vì vậy mà nếu đặt ra câu hỏi đầu tư forex có hợp pháp không thì đáp án sẽ là có bởi nó không bị pháp luật ngăn cấm. Thế nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra rủi ro cho các nhà đầu tư vì không được luật pháp nước ta đứng ra bảo hộ.

 

Tại Việt Nam, đầu tư forex có hợp pháp không?

 

Đối với nhà môi giới Việt Nam

Theo như pháp luật Việt Nam quy định thì các tổ chức thực hiện giao dịch ngoại hối chưa được chấp thuận tại nước ta. Thực tế rằng, pháp luật của Việt Nam chưa cho phép bất kỳ cá nhân hay công ty, tổ chức nào được quyền mở sàn giao dịch trung gian tại nước ta. Đồng thời ngân hàng Nhà nước cũng chưa hề đưa ra bất cứ văn bản nào xác định cho phép sàn Forex được hoạt động. Sở dĩ Nhà nước ta chưa cho phép kinh doanh hình thức này là vì một số lý do nhất định liên quan đến hạn chế về kinh tế và trình độ dân trí. 

Các sàn giao dịch đang hoạt động hiện nay đều chỉ có giấy phép được công nhận ở các thị trường nước ngoài, còn Việt Nam thì không. Chính vì vậy, việc có một sàn Forex có trụ trở hoạt động tại Việt Nam là hành vi hoàn toàn trái với pháp luật. Từ đó điều này dẫn đến việc những nhà môi giới ở nước ta đều là những sàn scam hoạt động không phép. 

Đối với những nhà đầu tư Việt Nam

Với những cá nhân muốn thực hiện mua bán hoặc trao đổi ngoại tệ trên thị trường Việt Nam. Họ phải đáp ứng được các mục đích sử dụng như trong văn bản luật pháp đã quy định về giao dịch ngoại hối.

Xuất phát từ lý do việc tham gia vào Forex của trader không nằm trong những mục đích mà pháp luật đã quy định. Vì vậy mà nhà đầu tư tại nước ta khi thực hiện giao dịch ngoại tệ đã phạm pháp và không được bảo vệ bởi pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư rất khó giành lại công bằng khi xảy ra tranh chấp. Lúc này, nếu sàn có giấy phép uy tín thì các cơ quan cấp giấy phép sẽ đứng ra giải quyết các tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên trader tại Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với trader đến từ các nước khác trên thế giới. Họ không được pháp luật Việt Nam bảo vệ bất kỳ quyền lợi nào khi có tranh chấp xảy ra giữa người với nhau hoặc với sàn môi giới.

 

Những quy định của pháp luật về Forex tại Việt Nam

 

Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật pháp sau:

  • Pháp lệnh ngoại hối.
  • Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định này thay thế Nghị định 96/2014 và có hiệu lực từ ngày 31/12/2019).
  • Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Thông tư số 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
  • Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó, Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối về Nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
  2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.

Điều 23. Mục 7. Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP: xử lý vi phạm các quy định về hoạt động ngoại hối:

  1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  3. b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
  4. c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
  5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  6. a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  7. b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
  8. c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

Và các khung hình phạt từ 20,000,000 đến 250,000,000, các hình thức phạt bổ sung khác dành cho những hành vi vi phạm hoạt động ngoại hối nghiêm trọng hơn.

Điều 2. Thông tư 20/2011/TT-NHNN: quy định về đối tượng được mua bán, trao đổi ngoại tệ:

  1. Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
  2. a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
  3. b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
  4. Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.
  5. Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
  6. Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Đầu tư Forex tại Việt Nam hiện không được pháp luật bảo hộ, nhưng cũng không cấm hoàn toàn. Với rủi ro về tính pháp lý tại Việt Nam, các bạn, những người đang có ý định 

tham gia vào thị trường này nên xem xét thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Hãy cân nhắc để có thể có những quyết định phù hợp với bản thân.

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.