[REVIEW SÁCH] - Đầu tư chứng khoán theo chỉ số – John C.Bogle

Năm 2020, khởi đầu của kỷ nguyên ETF thống trị thị trường chứng khoán Việt Nam. Khởi đầu năm mới với cuốn sách về Chỉ số, dù các smart beta đang gây bong bóng lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ nhưng Việt Nam vẫn chưa có gì để gây bong bóng Chỉ số, mọi thứ chỉ là bắt đầu.

[REVIEW SÁCH] - Đầu tư chứng khoán theo chỉ số – John C.Bogle
Vtrade_Admin

04:23, 17/08/2021

663

VIEW

John C. Bogle là nhà sáng lập quỹ Vanguard, người tiên phong trong việc đưa quỹ đầu tư thụ động theo chỉ số (etf) vào thị trường Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới và trở thành trào lưu thượng phong trong đtu tại Mỹ hiện nay cũng như tại các thị trường tài chính phát triển trên khắp thế giới. Ông đã trở thành 1 huyền thoại trg đầu tư toàn cầu.

1. Câu chuyện ngụ ngôn

Câu chuyện ngụ ngôn của gia tộc Gotrock đc Warrentt Buffett kể trong thư gửi cổ đông nƯm 2005. Ông phản đối các loại tư vấn bên ngoài thu phí cao, cách tạo ra của cải bền vững tốt nhất là mua và nẵm giữ suốt đời các dno để đc hưởng hết lợi nhuận tăng, cổ tức các dno chi trả thay vì hao hụt do chi phí giao dịch và tiền vốn thặng dư vốn phải trả khi giao dịch quá nhiều.
 

Ngày nay khi thị trg tài chính đã quá phát triển thì giải pháp đtu theo chỉ số là giải pháp tốt nhất cho nđt vì nó sẽ giúp nđt mua và nắm giữ chọn đời cổ phiếu với chi phí thấp nhất, đóng thuế ít nhất so với các loại hình đtu khác.
 

2. Sự phong phú hợp lý
 

Theo quan điểm và chứng minh bằng số học từ dữ liệu lịch sử thị trg ck Mỹ từ năm 1900-2017 thì nhìn chung lợi nhuận của thị trường ck tương đồng với lợi nhuận của doanh nghiệp có được. Vì vậy, theo thời gian, lợi ích tổng hợp của các cổ đông phải tương xứng với lợi nhuận kdoanh của cty. 

 

Tuy nhiên, trg mỗi thời kỳ khác nhau thị trường có thể tăng mạnh hay giảm mạnh so với sự tăng trưởng lợi nhuận thị trường. Lợi nhuận đầu tư thực tế là lợi nhuận do các dno thực tế làm ra sẽ chiếm 94,7% trong tổng lợi nhuận cổ phiếu đạt đc và lợi nhuận đầu cơ chỉ chiếm 5,3% trong đó. Vì vậy, việc đầu tư nắm giữ về dài hạn các quỹ etf nhìn chung sẽ chiếm thượng phong trong hiệu quả so với các nđt chủ động. Có lẽ cũng chỉ có khoảng 5% nđt chủ động là có thể vượt được chỉ số thị trường trong dài hạn nhiều thập kỷ.
 

Diễn biến tâm lý ngắn hạn của nđt là điều cực kỳ khó có thể dự báo đc, nó tạo ra sự hưng phấn quá độ cũng như bi quan cùng cực làm thị trường đi quá xa ra khỏi mức tăng trưởng lợi nhuận của dno. Diễn biến này tạo ra sự đầu cơ trg ngắn hạn trên thị trường nơi mà đại đa số nđt quan tâm vì tân lý ham muốn làm giàu nhanh chóng tồn tại trg bản năng mỗi con người.
 

Thị trường kỳ vọng hoàn toàn gắn với việc đầu cơ. Trong khi đó, thị trg thực gắn vs việc đtu. Chính vì vậy, thị trg ck là 1 yếu tố làm xao nhãng lớn đối với việc đtu. Như Keynes đã từng nói: dự báo lợi nhuận tiềm năng của ts trg suốt quá trình hoạt động tạo ra đtu và dự báo tâm lý thị trg tạo ra sự đầu cơ. Người dân Mỹ, Châu Á có vẻ rất thích đầu cơ nhưng ng dân Châu Á có vẻ khó chấp nhận rủi ro biến động mạnh của thị trg hơn ng dân Mỹ.
 

3. Đánh cược vào việc kinh doanh
 

Để tham gia vào việc kdoanh chỉ cần mua 1 danh mục gồm tất cả các cty tại Mỹ và nắm giữ chúng mãi mãi để hưởng lợi từ đó. Thực tế chỉ số S&P 500 của Mỹ đã trở thành thước đo chuẩn cho lợi tức của thị trường khi nó chiếm tới 73% vốn hoá thị trường chứng khoán Mỹ.

 

Dù sau đó chỉ số tổng hợp thị trường với 3.599 cổ phiêud đại diện 85% vốn hoá thị trường lớn hơn S&P 500 nhưng hiệu quả của chỉ số này với S&P 500 là gần như nhau, nên nhờ sự ra đời sớm từ năm 1926 mà S&P 500 vẫn được ưa chuộng vì sự quen thuộc của nó trong giới đầu tư. Tuy nhiên, tại Mỹ chỉ số đc theo dõi nhất lại là DJ dù cách tính của nó khá không hợp lý trong cách tính chỉ số. Kể từ khi ra đời tới này, S&P 500 đã đem lại mức lợi nhuận trung bình hàng năm 10%, rõ ràng không thật sự có quỹ đầu tư nào có thể vượt qua được sự hiệu quả của chỉ số này.
 

Lợi nhuận trên thị trường xét về tổng thể sẽ ko thể lớn hơn lợn nhuận của thị trường có được. Vì vậy, lợi nhuận 1 quỹ chỉ số chi phí thấp về tổng thể sẽ cao hơn các nđt chủ động vì họ phải chịu chi phí giao dịch và thuế thặng du vốn rất cao. Xem xét tổng thể các quỹ chủ động trong 15 năm (2001-2016) thì 90% các quỹ chủ động hoạt động kém so với S&P 500, S&P 500 vượt trội so với 97% các quỹ chủ động chủ chốt trên thị trường ở quy mô vốn hoá lớn, vượt trội 99% các quỹ chủ động chủ chốt vốn hoá trung bình và 95% các quỹ chủ động chủ chốt vốn hoá nhỏ. Tại Châu Âu tình hình cũng không có sự khác biệt so với thị trường Mỹ.
 

4. Các nhà đầu tư biến cuộc chơi của ng chiến thắng thành cuộc chơi của kẻ chiến bại như thế nào?
 

Theo tính toán, trước khi trả phí thì tổng trò chơi đánh bại thị trường là = 0 vì bên có lợi nhuận cao hơn lấy của bên kém hơn thị trường. Còn sau khi trừ đi các chu phí, chắc chắn số tổng lợi nhuận sẽ kém thị trường chung và ta gọi là trò chơi của kẻ chiến bại.
Vì với mức phí giao dịch, phí qly, thuế thặng dư vốn nđt phải trả khi tham gia trò chơi đtu chủ động nhằm vượt trội thị trường thì nhìn chung tổng thể là kém hiệu quả. Số liệu Vanguard backtest với ảnh hưởng của 3% – 5% phí trên mỗi tk giao dịch 1 năm và nó ăn mòn phần lớn lợi nhuận bạn có được.
 

Giả định lợi nhuận thị trường bình quân 7%/năm, chi phí tham gia là 2%/năm (cho giao dịch, cho phí qly quỹ, thuế bán chứng khoán,…). Thì sau khi lãi kép hàng năm với giả định tái đầu tư lợi nhuận hàng năm, thì sau năm đầu tiên đtu thụ động cao hơn 2% so với đtu chủ động, sau 10 năm mức chênh lệch này là 17%, sau 30 năm là 43% và sau 50 naem là 61%. 

Nghĩa là nếu cùng đầu tư 10k usd, đtu thụ động sau 50 năm sẽ đạt 294,6k $còn đầu tư chủ động trung bình chỉ đạt 149,7k$ dù cùng đem lại mức lợi nhuận trước phí là 7%/năm.
 

Vì vậy, chúng ta ko cần phải chơi trò chơi quá chủ động trong đtu, đại đa số nđt ko đủ am hiểu chuyên môn, kỹ năng tốt và tâm ký đtu phù hợp để đtu chủ động thành công do họ lười nhác thiếu sự rèn luyện, giải pháp tốt hơn hết là tham gia vào các quỹ chủ động để đc hưởng chọn vẹn lợi nhuận từ thị trường, với chi phí thấp và không bị chi phí cao ăn mòn phần lớn lợi nhuận có được từ thị trường chung.
 

5. Tập trung vào những quỹ chi phí thấp nhất
 

Thông thường việc lựa chọn mua các quỹ nđt thường dựa trên hiệu quả hoạt động trg quá khứ nhưng điều đó ko thật sự đem lại hiệu quả cho nđt. Do chi phí giao dịch, chi phí quản lý của các loại hình khác quá cao ăn mòn phần lớn lợi nhuận của nđt. Việc chọn các quỹ chi phí càng thấp thường đem lại hiệu quả càng tốt hơn các quỹ chi phí cao.
 

6. Cổ tức là người bạn tốt nhất của nhà đầu tư
 

Sức mạnh của cổ tức hàng năm và tái đầu tư cổ tức sẽ đem lại sức mạnh thần kỳ cho nđt. Theo ước tính thì nếu đầu tư 10k$ vaod 1/1/1926 mà rút cổ tức ra thì tới năm 2017 là 1,7tr$, còn nếu tái đầu tư lại toàn bổ cổ tức thì khoản đtu trên có gtri lên tới 59,1tr$. Sức mạnh của cổ tức vô cùng lớn khi xét về dài hạn.
 

7. Ảo tưởng vĩ đại
 

Thông thường nđt rất khó hưởng lợi đc toàn bộ lợi nhuận mà quỹ chủ động báo cáo bởi vì: quỹ có chi phí rất cao sẽ ăn mòn lợi nhuận và chi phí chuyển đổi quỹ lớn. Nđt rất hay đổ phần lớn tiền vào quỹ có hiệu quả tốt và rút mạnh khi hiệu quả kém đã càng làm thiệt hại hơn hiệu quả thực tế của bản thân nđt đc hưởng, chưa kể nếu trừ đi lạm phát thì lợi nhuận thực còn thấp hơn nữa.
 

Các quỹ theo thường thượng, hợp mốt thường ra đờitrg các thời điểm thị trg nóng và rata thu hút nđt, nhưng chúng thường kết thúc trong thảm hoạ thua lỗ lớn. Nđt cần tỉnh táo chống lại các sự lựa chọn theo trào lưu đám đông ô hợp này nếu ko muốn mất tiền lớn sau đó khi trào lưu qua đi. Rất ít người đủ tỉnh táo để rút đi khi thuỷ triều rút và hầu hết sẽ trắng tay.
 

8. Thuế cũng là chi phí
 

Các nđt chủ động thường tập trung kết quả ngắn hạn và càng ngày họ càng ngắn hạn hơn nên giao dịch với tần số rất cao. Việc này ngoài việc chi phí giao dịch rất lớn phải chịu ra nđt còn phải chịu khoản thuế rất lớn đi kèm. Càng giao dịch nhiều thì thuế sẽ càng lớn và càng ăn mòn lợi nhuận của nđt nhanh hơn.
 

9. Khi thời hoàng kim không còn tiếp diễn nữa
 

Trong quá khứ, lợi nhuận từ đầu cơ cp tại My quá lớn đặc biệt từ năm 1974 tới nay đã thuyết phục đc đại đa số ng dân Mỹ tham gia đtu chứng khoán. Ko chỉ vậy trái phiếu cũng đem lại lợi nhuận vượt trội cho nđt từ đáy 1974 tới nay. Tuy nhiên, tác giả dự báo mức lợi nhuận trong thập kỷ tới sẽ suy giảm rõ rệt và lợi nhuận thực sẽ gần như về 0 do ảnh hưởng bởi lạm phát. Các nđt chủ động có cấu trúc phí quá lớn do có lợi nhuận cao trg quá khứ sẽ phải chuyển đổi sang mô hình phí thấp để cạnh tranh lại với các quỹ chỉ số chi phí thấp.
Tác giả khuyên nđt 3 cách đtu tốt là:
– Lựa chọn 1 quỹ chỉ số chi phí cực thấp nắm giữ danh mục thị trường cổ phiếu
– Lựa chọn quỹ có chi phí và tốc độ chuyển đổi danh mục cực thấp, và ko thu phí giao dịch
– Lựa chọn các quỹ có kết quả dài hạn trg quá khứ tốt
Và cân nhắc cẩn trọng va 2 lựa chọn sau:
– Lựa chọn quỹ dựa trên kết quả ngắn hạn gần đây
– Tìm kiếm ý kiến tư vấn chuyên nghiệp trg việc lựa chọn các quỹ nhiều khả năng đạt kết quả tốt hơn thị trường.
 

11. Lựa chọn những người thắng cuộc trong dài hạn
 

Trong dài hạn lâu dài với khung thời gian càng dài thì càng không tồn tại quỹ chủ động nào vượt trội được chỉ số thị trường chung. Các quỹ mở đc nghiên cứu trong suốt thời gian hoạt động trong gần 100 năm qua tại Mỹ thì về dài hạn chỉ có 2 quỹ có lợi nhuận vượt trên chỉ số S&P 500 nhưng khi quy mô 2 quỹ này lớn thì cung ngày càng thua kém S&P 500 gần đây, 2 quỹ này tổng hợp vẫn vượt S&P 500 nhờ thành tích vượt trội trog quá khứ của nó.
Đại đa số các quỹ mở đã phải đóng cửa sau 10 năm hoạt động, có 1 số đạt ngang bằng thành tích chỉ số chung. Nhìn chung để chọn đúng quỹ có thành tích vượt trội so với thị trường cần sự may mắn rất lớn của nđt để chọn đúng quỹ chủ động.
Đại đa số nđt đều tự tin vào khả năng lựa chọn đúng quỹ chủ động tốt để đtu và thay đổi sang quỹ khác khi thấy quỹ khác có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, thành tích trong quá khứ ko bao giờ là sự đảm bảo cho thành tích trong tương lai của quỹ đó. Nếu đtu trg dài hạn việc chọn quỹ chỉ số chung là điều hợp lý nhất nđt có thể chọn thay vì cố gắng tìm kiếm sự vượt trội trong hàng ngàn quỹ chủ động khác mà hầu hết đã đang và sẽ thua kém chỉ số thị trường chung.
 

11. Hồi quy về mức chung bình
 

Theo thống kê hầu hết các quỹ chủ động tốt nhất trong năm sẽ trở nên kém cỏi trong 10 năm sau đó và hầu hết ko duy trì đc phong độ đầu tư. Ngoài việc các nhà qly quỹ thành công thông thường chỉ làm việc khoảng 9-10 năm cho quỹ thì sự thay đổi về người sở hữu quỹ cũng có thể làm thay đổi hoạt động của quỹ.
Hầu hết các quỹ trg dài hạn cũng sẽ hồi quy về mức trung bình hoạt động cho dù có 1 vài năm xuất sắc hay kém cỏi. Số nđt vượt trội có kỹ năng là vô cùng hiếm hoi trg thế giới đtu. 1 nđt đc đánh giá có kỹ năng cần thiết phải theo dõi >=20 năm hoạt động cho quỹ. Thời gian này quá dài cho mọi nđt chờ đợi xem xét đtu.
 

12. Bạn đang cần lời khuyên cho việc lựa chọn quỹ
 

Các bài học cần lưu ý khi lựa chọn quỹ đtu:
– Lựa chọn quỹ đtu vốn cp chủ động chiến thắng đc chỉ số trg dài hạn là quá trình mò kim đáy bể
– Lựa chọn quỹ thắng cuộc dựa trên kết quả ngắn hạn trg quá khứ nhiều khả năng dẫn tới thảm hoạ or sự thất vọng lớn.
 

Đối với hoạt động sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp: vai trò của họ là hướng dẫn phân bổ tài sản, thông tin về thuế, lời khuyên cần tiết kiệm bao nhiêu khi đi làm và nên tiêu bao nhiêu khi về hưu. Ở Mỹ hiện có 55tr hộ gia đình đtu trg đó 15tr hộ tự đtu và 40tr hộ sử dụng dịch vụ tư vấn.
 

Các nhà tư vấn từ cty chứng khoán (ML, GS, MS, Smith Barney, Wells Fargo,…) hầu như đều đem lại kết quả kém cỏi hơn so với nđt tự đtu. Kể cả phần qly tài sản nằm trg các nhà môi giới ck này cũng thường thua kém so với các quỹ đc hoạt động độc lập vì quỹ độc lập ko chịu nhiều vấn đề marketing bán hàng phụ thuộc vào cty môi giới.
 

Ngày nay các nhà tư vấn tự động ra đời và phát triển mạnh mẽ với việc qly ts ngày càng lớn hơn với chu phí cực kỳ rẻ cạnh tranh với các nhà tư vấn truyền thống. Họ qly tài sản với chi phí chỉ từ 0-0,25% so với các nhà tư vấn truyền thống quanh mức 1% tài sản. Và với xu hướng đầu tư đơn giản hơn vào cacd quỹ etf thì chi phí qly thấp là điều đương nhiên trg tương lai. Hãy chọn các nhà tư vấn phân bổ tài sản vào các quỹ etf chi phí thấp cả cổ phiếu và trái phiếu sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
 

13. Hưởng lợi từ ánh hào quan của sự đơn giản và tính tiết kiệm
 

Sức mạnh của toán học tiếp tục thể hiện ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư. Quy luật nghiệt ngã của chi phí, thuế, lựa chọn các quỹ hiệu quả cao gần đây, đều tỏ ra kém hiệu quả do kết quả ko thật sự ổn định của người quản lý quỹ và quy luật hồi quy về trung bình của quỹ. Việc sử dụng các cố vấn đầu tư tốt nhất cũng tạo ra lợi nhuận bất ổn kém ổn định. Không thật sự có phương pháp đtu chủ động nào đủ tốt và sự chắc chắn đánh bại đc chỉ số thị trường.
 

Ở Mỹ, thông thường sau năm đầu thử nghiệm sẽ có 29% các quỹ chiến thắng S&P 500 và tới năm thứ 5 giảm dần còn 15%, tới năm thứ 10 còn 10%, tới năm thứ 30 còn 5% và năm thứ 50 còn 2%. Càng dài việc chiến thắng thị trường ngày càng khó khăn hơn.
 

Tại thị trường mới nổi, tỷ lệ chiến bại của các quỹ chủ động so với thị trg chung cũng lên tới 89% xét trong phạm vi 15 năm nghiên cứu. Về mặt số học xsuat thì chọn đúng 11% chiến thắng này ko thật sự dễ dàng với các nđt, thay vì đó lựa chọn chỉ số thị trg là sự lựa chọn khô ngoan hơn hẳn.
 

Khi đã lựa chọn đtu các quỹ thụ động, chúng ta cũng cần xem xét kỹ chi phí hoạt động cuae quỹ, từ phí qly, ter, phí sub/redeem từng quỹ. Các quỹ cùng tracking 1 chỉ số nhưng có thể chi phí rất khác nhau. Hãy chọn cty qlq uy tín và có chi phí rẻ nhất trg số các quỹ để tham gia vào sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
 

14. Quỹ trái phiếu
 

Tại Mỹ, lợi nhuận cổ phiếu thường vượt trội so với lợi nhuận trái phiếu và rất thu hút nđt. Tuy nhiên, trong suốt các năm qua có khá nhiều năm lợi nhuận trái phiếu vượt trội so với lợi nhuận của cổ phiếu và điều nayd cũng thu hút nhiều nđt thận trọng tham gia cũng như các nđt timing theo thị trường phân bổ lại tài sản khi họ dự báo lợi nhuận năm từ cổ phiếu giảm so với lợi nhuận từ trái phiếu. Việc nắm giữ trái phiếu cũng giúp danh mục nđt cân bằng hơn chống lại các đợt thị trg chứng khoán suy thoái, cũng như trái tức đem lại cao hơn cổ tức mà cổ phiếu trả cho nđt.
 

Để gia tăng lợi nhuận quỹ trái phiếu, các nhà qly thường mua trái phiếu với rủi ro hơn đó là mua trái phiếu kỳ hạn dài hơn và trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp hơn.
Các quỹ trái phiếu đtu chủ động cũng thường có kết quả kém chỉ số trái phiếu bởi chi phí qly quỹ chủ động khá lớn. Tương tự như thống kê của các quỹ cổ phiếu chủ động.
 

15. Quỹ hoán đổi danh mục (ETF)
 

Các quỹ ETF là sản phẩm tài chính cải tiến từ các quỹ chỉ số truyền thống (TIF), các ETF này dường như hướng đến mục tiêu phục vụ nhà đầu cơ, giao dịch với khối lg lớn và thường xuyên so với TIF phục vụ các nđt dài hạn muốn mua nắm giữ lâu dài thật sự. Tuy nhiên, nếu mua ETF và ko giao dịch thì sản phẩm đó cũng rất giống quỹ TIF truyền thống. Tuy nhiên, các quỹ ETF hiện tại lựa chọn thanh khoản cao trong khi quỹ truyền thống sẽ mô phỏng sao cho mua hết cp trên thị trường và nắm nó mãi mà ko giao dịch review định kỳ như quỹ ETF hiện đại. Điều đó cungc giúp giảm thiểu chi phí hoạt động của quỹ truyền thống về mức thấp hơn.
 

Ngày nay, các quỹ ETF ngày càng thu hút ròng tiền lớn hơn từ thị trường. Cuối năm 2016 các quỹ ETF hiện đại đạt aum khoảng 2.6k tỷ usd tại Mỹ thì tới cuối năm 2019 lên tới hơn 4k tỷ usd và đã vượt qua quy mô các quỹ chỉ số truyền thống. Thanh khoản giao dịch rất cao và rất nhiều nđt mua đi bán lại ccq etf hàng ngày. Thậy ra điều này làm mất đi ý nghĩa thực thụ của etf là mua 1 danh mục cực kỳ đang dạng hoá, tối thiểu chi phí và nắm giữ mãi mãi.
 

Ngoài ra, hàng loạt các loại quỹ etf theo ngành, thị trường quốc tế, phái sinh, leverage,… ra đời do nđt theo đuổi lợi nhuận tạo ra và qua hệ thống phân phối cũng rất rhu hút nđt tham gia. Tuy nhiên, các loại hình này có rủi ro cao hơn nhiều chỉ số thị trg chung và đòi hỏi kỹ năng mới có thể đầu tư thành công các loại etf khác này. Thay vì đó cách dễ dàng nhất với mọi nđt là hãy mua các quỹ etf thị trường chung có chi phí thấp nhất sẽ là giải pháp an toàn và về dài hạn hiệu quả nhất.
 

16. Các quỹ chỉ số hứa hẹn đánh bại thị trường
 

Ngày nay với sự bùng nổ của các quỹ etf kiểu mới, họ đã đưa ra rất nhiều mô hình qly quỹ chỉ số mới thực chất là đtu chủ động nhưng lại dưới hình thức thụ động etf. Đó là các chỉ số đc gọi chung là “smart beta”, chúng có thể là các chỉ số ngành chuyên biệt, các chỉ số tăng trưởng, chỉ số giá trị, chỉ số đà tăng trưởng, chỉ số cổ tức, chủ số công nghệ,…) nhưng lịch sử lâu dài chứng minh chúng vẫn thất bại trước chỉ số thị trường chung.
 

Tuy nhiên, những chuyên gia tài chính sẽ khuyên thay đổi danh mục quỹ etf di chuyển qua các ngành khi các ngành thuận lợi để kiếm đc lợi nhuận cao hơn so với thị trường, điều này về mặt lý thuyết là hoàn toàn có thể làm được, nhưng hãy nhớ này xác suất bạn làm đúng là tương đối thấp.
 

Mặt trái của các quỹ smart beta này là nhờ kiến đc lợi nhuận rất cao trg ngắn hạn nên ngày càng thu hút dòng tiền đổ vào (năm 2016 các quỹ smart beta đã chiếm 26% tỷ trọng aum các quỹ etf và ngày càng tăng nhanh so với các quỹ thị trường chung như S&P 500). Và sự hồ hởi quá mức này sẽ thổi bùng làn sóng đầu cơ gây bong bóng lớn và đỗ vở theo sau. Nđt cần cực kỳ lưu tâm các vấn đề này vì lịch sử đã có rất nhiều trào lưu đtu kiểu này và sau đó sụp đổ thảm hại.
 

17. Benjamin Graham sẽ nghĩ gì về đtu chỉ số
 

Ngày từ sớm Bẹnhamin Graham đã miêu tả các nđt thông thường nên đtu với sự hiểu biết cao về dno mình dự kiến đtu, sự hiểu biết về lĩnh vực kdoanh, ngành nghề và đặc biệt gtri của cổ phiếu đó. Từ đó tạo ra phong cách đtu gtri phòng thủ của ông và các học trò của ông về sau.
 

Phần còn lại, nếu nđt không có đủ kỹ năng và niềm đam mê hay nghiêm túc nghiên cứu trg đtu, ông khuyên họ nên chọn các quỹ tương hỗ đc qly cẩn trọng, đa dạng hoá cao, và nắm giữ chúng chọn đời. Rõ ràng những ý tưởng này rất giống ý tưởng quỹ chỉ số truyền thống mà mãi tới năm 1975 mới ra đời. Dù nđt có chọn các quỹ tương hỗ chủ động tốt nhất thì về dài hạn cũng rất khó có thể đánh bại đc chỉ số thị trường chung. Số liệu cũng đc chứng minh đc điều đó từ những năm 1970, chi phí để tìm kiếm alpha cao và không thật sự đem lại hiệu quả so với thị trường ngày càng đc chứng minh rõ ràng hơn.
 

18. Phân bổ tsI: cổ phiếu & trái phiếu
 

Với vai trò là nđt, chúng ta có nhiều mục tiêu đtu, mức chấp nhận rủi ro và tính chất hành vi khác nhau. Thêm nữa, chúng ta trải qua 35 năm liền lợi nhuận cực cao cả trên thị trg cổ phiếu lẫn trái phiếu và hầu hết nđt tư vấn dựa trên những tình trạng trong quá khứ họ chứng kiến. Việc qđịnh phân bổ các lớp ta ntn là ko hề dễ dàng. Vì việc qđịnh phân bổ ts ntn sẽ qđịnh tới 94% mức chênh lệch tổng lợi nhuận bạn sẽ nhận đc sau đó. Tỷ lệ phân bổ với cổ phiếu nên từ 25%-75% và ngược lại trái phiếu nên từ 75%-25%. Một mức cân bằng 50:50 cũng thường đc nhiều nđt thận trọng ưa thích. Có 2 yếu tố qđịnh tỷ lệ phân bổ danh mục giữa cp và trái phiếu:
– Khả năng chịu đựng rủi ro: điều này phụ thuộc vào vị thế tài chính của mỗi cá nhân
– Độ sẵn sàng chịu rủi ro: vđề này là do sở thích tích cách và tâm lý mỗi cá nhân tự xác định điểm làm cho cá nhân đó cảm thấy đủ an toàn thoả mãn
Các nđt tích luỹ ts bằng cách đtu thường xuyên có thể chấp nhận rủi ro hơn. Các nđt trẻ tuổi hơn sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn. Là nđt bạn cần đưa ra 4 qđịnh phân bổ ts:
– Qđịnh tỷ lệ phân bổ cổ phiếu:trái phiếu
– Qđịnh duy trì hay thay đổi tỷ lệ phân bổ, để tỷ lệ luôn cân bằng như ban đầu hay thả nổi theo thị trường
– Qđịnh nên phân bổ theo chiến thuật khi thị trường thay đổi hay không.
– Qđịnh nên phân bổ vào các quỹ chủ động hay các quỹ thụ động
Như chúng ta đã biết, lợi thế chi phí thấp đã giúp các quỹ thụ động chiến thắng trg dài hạn và chúng ta nên hoàn toàn yên tâm đtu vào đó
 

19. Phân bổ ts II
 

Với các nđt trẻ năng động chấp nhận rủi ro mức phân bổ cổ phiếu từ 75-100% là điều hợp lý, trong khi với nđt thận trọng lo ngại rủi ro thị trường cp có thể chọn tỷ lệ phân bổ 50:50, hoặc với người đã vể hưu tỷ lệ cp:trái phiếu ở mức 60:40 là tương đối phù hợp. 1 tỷ lệ tác giả hay đề cập là tỷ lệ trái phiếu có trong danh mục nên tương tự vs số tuổi của nđt. Ví dụ với tôi là 38% cho bond và 62% cho equity. Lựa chọn các quỹ chỉ số cổ phiếu và trái phiếu với sự đa dạng cao nhất có thể và chi phí thấp nhất sẽ đảm bảo đen lại hiệu quả đầu tư vượt trội cho bạn trg dài hạn.
 

Khi tính toán mục tiêu nghỉ hưu, bạn nên xác định số tiền lương hưu có thể lĩnh vào khoảng 20 năm sau khi bạn nghỉ, chiết khấu đi 1/4 và coi nó như 1 khoản fixed income để xác định tỷ lệ phân bổ cp:trái phiếu cho phù hợp. Khi bạn về hưu, tiền lương hưu + cổ tức tại các quỹ chỉ số sẽ giúp bạn đảm bảo các mục tiêu tài chính của mình 1 cách vững mạnh.
Ngày nay, các cp nc ngoài cungc rất đc nđt ưa chuộng vì các nc đó có tốc độ tăng trưởng cao hơn nc Mỹ. Nhưng thực tế các chỉ số mcsi châu âu, msci châu á, msci châu mỹ, msci trụg đông,… đều cho kết quả kdoanh thua kém so với S&P 500. Nên nđt ko thật sự cần thiết chịu rủi ro tỷ giá nc ngoài mà cứ yên tâm cầm cp Mỹ (vs nđt Mỹ). Tỷ lệ các tổ chức đtu khuyến nghị là cp mỹ: trái phiếu mỹ: cp nc ngoài là 33:33:33.
 

Ngày nay, các quỹ thời điểm mục tiêu (Target Date fund – TDF) ngày càng đc nđt ưa chuộng nhất là các nđt có mục tiêu xd tài sản cho nghỉ hưu, cho con đi học, trả tiền nhà,… quỹ này yêu cầu nđt phải thật sự đtu và quên nó đi để tới mục tiêu đó mới rút ra. Các quỹ này cũng thường là fund of fund đtu vào các quỹ chỉ số khác để đạt mục tiêu tài chính của nđt.
 

Khi bạn đã nghỉ hưu và ko còn thu nhập, nhu cầu rút vốn từ quỹ chỉ số bạn đã đtu khi trẻ sẽ xuất hiện, 1 mức rút vốn khoảng 4%/năm là mức tối đa nên rút hàng năm. Nếu kết quả kinh doanh năm đó thuận lợi bạn nên tái đầu tư tiếp và rút bớt đi, năm khó khăn thua lỗ bạn nên giảm chu tiêt tk để khoản đtu ko bị nhỏ đi quá mạnh.
 

20. Những lời khuyên đầu tư xuyên thời gian
 

Chiến lc bám theo chỉ số có thể ko đem lại lợi nhuận cao nhất trong tất cả nhưng nó là chiến lược tốt nhất dành cho tuyệt đại đa số nđt tham gia thị trường vì các chiến lược đầu tư tệ hại hơi nhiều vô khối.
 

Các thực tế hiển nhiên:
– Chúng ta đtu sớm nhất có thể và tiếp tục tích luỹ đều đặn từ đó
– Đtu luôn đi liền vs rủi ro. Nhưng nếu ko đru chúng ta sẽ gặp thất bại trg tài chính
– Chúng ta biết nguồn gốc lợi nhuận trên các thị trg cổ phiếu và trái phiếu
– Chúng ta biết rủi ro của việc lựa chọn chứng khoán riêng lẻ, chúng ta có thể xoá bỏ nó bởi đa dạng hoad tối đa thông qua quỹ chỉ số, lúc đó chỉ còn rủi ro thị trường
– Chi phí rất quan trọng đặc biệt trg dài hạn, chúng ta cần giảm thiểu chi phí
– Thuế là rất quan trọng và cần giảm thiểu ảnh hưởng của thuế
– Chúng ta ko thể đánh bại thị trg bằng cách chọn thời điểm chính xác mà ko tự mâu thuẫn. Phương pháp đầu tư có thể hiệu quả cho 1 vài ng nhưng ko thể hiệu quả cho số đông
– Chúng ta biết rằng chúng ta còn biết quá ít và ko biết đủ sâu mọi thứ. Chúng ta ko thể chắc chắn tương lai sẽ ntn. Nhưng bằng cách phân bổ ts thông minh, sự lựa chọn dtu hợp lý, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng cho những khó khăn ko thể tránh khỏi trên đg đi và dễ dàng vượt qua
Quỹ chỉ số truyền thống là cách công bằng dễ dàng nhất để chúng ta hưởng lợi toàn bộ từ lợi nhuận các dno làm ra trg tương lai.

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.