Airbus tiết lộ khoản chi trả cổ tức đặc biệt, ghi nhận thêm phí cho hoạt động Không gian

Ông lớn hàng không châu Âu Airbus đã nhượng bộ trước áp lực của nhà đầu tư và phân phối một số tiền mặt với một khoản chi trả cổ tức đặc biệt. Đồng thời, nhà sản xuất máy bay cũng thảo luận về kế hoạch thiết kế và sản xuất máy bay phản lực bất chấp khoản phí mới 200 triệu euro (215 triệu USD) cho hoạt động kinh doanh Không gian đang gặp khó khăn.

Airbus tiết lộ khoản chi trả cổ tức đặc biệt, ghi nhận thêm phí cho hoạt động Không gian
Vtrade Author

05:57, 16/02/2024

174

VIEW

Ông lớn hàng không châu Âu Airbus đã nhượng bộ trước áp lực của nhà đầu tư và phân phối một số tiền mặt với một khoản chi trả cổ tức đặc biệt. Đồng thời, nhà sản xuất máy bay cũng thảo luận về kế hoạch thiết kế và sản xuất máy bay phản lực bất chấp khoản phí mới 200 triệu euro (215 triệu USD) cho hoạt động kinh doanh Không gian đang gặp khó khăn.

TraderHub

Nhà sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới cho biết lợi nhuận hoạt động cốt lõi sau điều chỉnh đã tăng 4% lên 5,8 tỷ euro trong năm 2023 khi doanh thu tăng 11% lên 65,4 tỷ euro. Công ty cũng dự đoán lợi nhuận cốt lõi đạt 6,5 tỷ đến 7,0 tỷ euro trong năm nay.


Trong quý 4, thu nhập sau điều chỉnh chỉ hơi thấp hơn dự báo thị trường, đạt 2,21 tỷ euro.


Airbus đang tận dụng làn sóng đặt hàng từ các hãng hàng không nhằm đối phó với sự phục hồi của nhu cầu đi lại sau đại dịch. Cơn gió thuận này đã giúp công ty xây dựng nguồn dự trữ tiền mặt, trái ngược với tình cảnh ngập trong các khoản nợ xuất phát từ một loạt cuộc khủng hoảng của đối thủ Boeing của Mỹ.


Airbus đã đề xuất mức cổ tức thường xuyên không thay đổi ở mức 1,8 euro/cổ phiếu nhưng đã bổ sung thêm khoản chi trả cổ tức đặc biệt 1 euro/cổ phiếu khi số dư tiền mặt ròng vượt ngưỡng 10 tỷ euro, ngưỡng trước đây được xác định là động lực tiềm năng để phân phối nhiều tiền mặt hơn cho cổ đông.


Tuy nhiên, cổ phiếu đã giảm khoảng 1% do một số nhà phân tích chỉ đến những dự báo tài chính thận trọng cho năm 2024 và thiếu thông tin cập nhật về chương trình mua lại cổ phiếu rộng hơn.


Nhà đầu tư đang thúc đẩy Airbus mua lại cổ phiếu khi công ty này vươn lên dẫn đầu mạnh mẽ so với Boeing ở phân khúc máy bay phản lực một lối đi. Phân khúc bận rộn này đang mang lại cho Airbus nhiều tiền mặt từ tiền đặt cọc của các hãng hàng không.


Giám đốc tài chính Thomas Toepfer cho biết Airbus đã chọn chi trả khoản cổ tức đặc biệt để hành động nhanh chóng và báo hiệu rằng hãng đang tuân thủ các cam kết phân phối tiền mặt.


Airbus dự báo sẽ giao khoảng 800 chiếc máy bay phản lực trong năm 2024 nhưng cũng thông báo sẽ trì hoãn thêm nữa việc đưa vào hoạt động máy bay phản lực một lối đi A321XLR từ quý 2 sang quý 3.


Mục tiêu sản xuất

VTrade

Giám đốc điều hành Guillaume Faury cho biết Airbus "đang đúng tiến độ" để đạt được mục tiêu sản xuất 75 máy bay một lối đi mỗi tháng vào năm 2026 và ông vẫn tin tưởng vào mục tiêu này, vốn là trọng tâm trong các kế hoạch của Airbus tại phân khúc bận rộn nhất của thị trường.


Tuy nhiên, một số nhà cung cấp vẫn thận trọng hơn khi nói với Reuters rằng Airbus đang sản xuất khoảng 50 máy bay phản lực mỗi tháng, thấp hơn so với kế hoạch sản xuất dự kiến là 58 chiếc vào cuối năm 2023.


Faury nói rằng một khi đạt con số 75 mỗi tháng, Airbus sẽ dừng ở đó "một thời gian" - những bình luận này dường như được đưa ra để trấn an các nhà cung cấp đang lo lắng về việc đầu tư mở rộng thêm công suất vì lo ngại các nhà máy của Airbus sẽ hoạt động chậm lại.


Faury cũng cung cấp thêm thông tin chi tiết về phiên bản kế nhiệm của dòng máy bay thân hẹp bán chạy nhất A320neo và nhắc lại rằng phiên bản này sẽ đi vào hoạt động trong nửa sau của thập kỷ tới.
Tại Tuần lễ Hàng không vào tháng 6 năm ngoái, ông cho biết lộ trình này sẽ liên quan đến việc tung ra một chiếc máy bay mới trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến năm 2030.


Với khung thời gian thực hiện dài, các nhà sản xuất máy bay và động cơ từ lâu đã hướng tới mục tiêu phát triển một mẫu máy bay tầm trung mới vào giữa đến cuối những năm 2030, nhưng Airbus đã bắt đầu thảo luận về nền tảng ban đầu một cách công khai hơn trong bối cảnh Boeing phải vật lộn với chiếc 737 MAX đang gặp khó khăn.


Tuy nhiên, theo các nhà phân tích cho biết, cả hai nhà sản xuất máy bay đều không muốn phá vỡ hiện trạng nhị quyền mạnh mẽ của họ quá nhanh, và các nhà sản xuất động cơ cần đến khoảng năm 2035 để hoàn thiện các mẫu máy bay mới.


Faury cho biết chiếc máy bay thân hẹp tiếp theo sẽ vận hành với 100% năng lượng từ Nhiên liệu Hàng không Bền vững nhưng thừa nhận đây là một bước nhảy đáng kể so với mức sử dụng chỉ 1% hiện nay.


Một dự án máy bay tầm ngắn nhỏ hơn có tên ZeroE được nhắm mục tiêu ra mắt vào năm 2035 sẽ sử dụng công nghệ hydro.


Faury nói: “Chúng tôi đang định vị thị trường chiếc máy bay đó trong những năm tới trước khi triển khai chương trình”.


Khoản phí mới đối với đơn vị Không gian đã nâng tổng số tiền bút toán giảm trong phân khúc này lên 600 triệu euro vào năm ngoái. Diễn biến này đã xảy ra một ngày sau khi Reuters đưa tin về việc Faury đã nói với nhân viên rằng những khoản phí lớn, bất ngờ trong hoạt động kinh doanh là "không thể chấp nhận được".


Airbus là một trong những công ty châu Âu phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ thế hệ vệ tinh giá rẻ mới. Airbus xác nhận rằng dòng vệ tinh viễn thông OneSat bị trì hoãn của họ có liên quan đến các động thái bút toán giảm.
 

Huân Hà - theo finance.yahoo

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.