Đăng kíĐăng Nhập

So Sánh Điểm Khác Biệt Giữa Chứng Khoán Phái Sinh Và Chứng Khoán Cơ Sở

Hoangtuforex

10:32, 16/12/2021

406

VIEW

Nội Dung

So Sánh Điểm Khác Biệt Giữa Chứng Khoán Phái Sinh Và Chứng Khoán Cơ Sở
 

Chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở là những tùy chọn đầu tư phổ biến cho hàng ngàn nhà giao dịch. Cả hai hình thức này đều cung cấp một số lợi ích nhất định. Điều này khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn với những trader muốn thành công trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, có không ít trader phải phân vân lựa chọn giữa hai hình thức này. 

Câu trả lời rất đơn giản. Không có thị trường nào tốt hơn thị trường còn lại. Mỗi thị trường sẽ có những điểm mạnh và điểm hạn chế khác nhau. Mỗi trader sẽ cần xác định phong cách, chiến lược của mình cũng như những yếu tố chính của thị trường để tìm ra hình thức và sản phẩm phù hợp nhất. 

 

Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết được những kiến thức cơ bản giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở. Từ đó chúng ta sẽ nhìn ra được điểm khác biệt giữa hai thị trường. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng xác định được thị trường nào phù hợp với mục tiêu và kế hoạch giao dịch của mình. 

 

Định nghĩa chứng khoán cơ sở
 

Chứng khoán cơ sở được trader sử dụng với mục đích chính là tài sản cơ sở của chứng quyền. Chứng quyền được đảm bảo là chứng khoán do một công ty phát hành. Chứng khoán là cơ sở để chứng minh quyền sở hữu của nhà đầu tư với cổ phiếu công ty được niêm yết. 
 

Người sở hữu chứng khoán sẽ có toàn quyền trong việc mua hoặc bán chứng khoán cho các tổ chức phát hành chứng quyền tại một thời điểm và một mức giá nhất định. Tại thị trường Việt Nam, chứng khoán cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

 

Những đặc điểm nổi bật của chứng khoán cơ sở
 

  • Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở là các tổ chức hành chính
  • Nhà đầu tư cần sử dụng tài khoản hiện có để giao dịch trên thị trường cơ sở
  • Một số điều khoản giao dịch có thể sẽ do tổ chức phát hành quy định và có thể khác nhau tùy vào quy định của tổ chức
  • Khối lượng chứng khoán được niêm yết cụ thể sẽ là số lượng lượng phát hành được quy định trong một khoảng thời gian cụ thể
  • Nhà đầu tư không cần ký quỹ khi giao dịch chứng khoán cơ sở
  • Nhà đầu tư không thể bán khống chứng khoán cơ sở
  • Chứng khoán cơ sở khi bắt đầu được giao dịch sẽ được chuyển giao giữa nhà đầu tư và tổ chức tài chính
  • Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu có quyền thực hiện các giao dịch và sẽ không bị bắt buộc như một nghĩa vụ
  • Sẽ không có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm nếu tổ chức phát hành cổ phiếu mất khả năng thanh toán
  • Rủi ro lợi nhuận khi đầu tư: Người mua cổ phiếu lỗ cố định tối đa bằng phí mua. Người bán cổ phiếu có thể lỗ không giới hạn.
     

Tìm hiểu về CFD

 

CFD có nghĩa là Hợp Đồng Chênh Lệch. Đây là từ viết tắt của Contracts For Difference. CFD là một công cụ và là một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường tài chính. CFD được cung cấp bởi các sàn môi giới song song với những loại tài sản khác như Forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. Sự khác biệt giữa CFD và các tài sản khác nằm ở việc nó là một dạng giao dịch phái sinh. Như vậy, chúng sẽ được thị trường định giá dựa trên những biến động giá của một tài sản cơ bản.
 

Giao dịch chứng khoán phái sinh (CFD)

 

Khi giao dịch các hợp đồng chênh lệch, các nhà giao dịch đang là một bên trong một hợp đồng với sàn môi giới. Nhà đầu tư (bên mua) và sàn môi giới (bên bán) cùng  tham gia một thỏa thuận đầu cơ dựa trên giá trị của một tài sản nào đó. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức giao dịch hợp đồng tương lai và giao dịch truyền thống là: CFD cho phép các nhà đầu tư kiếm lời từ biến động giá của một tài sản cơ bản ngay cả khi họ không thực sự sở hữu tài sản đó. Nhờ ưu điểm này, các nhà giao dịch CFD có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí và hạn chế được những bất lợi của hình thức giao dịch truyền thống.

 

Lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch hợp đồng tương lai được tính dựa trên thay đổi giá giữa thời điểm mở và đóng hợp đồng. Điều này có nghĩa là sàn môi giới (bên bán) sẽ trả cho nhà đầu tư (bên mua) mức chênh lệch tính theo mức giá khi hợp đồng bắt đầu và kết thúc. Nếu đó là một khoản lỗ, nhà đầu tư sẽ phải thanh toán lại mức chênh lệch cho sàn môi giới.
 

Khoản lãi/lỗ trong giao dịch chứng khoán phái sinh được tính bằng cách lấy thay đổi giá giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng nhân với số đơn vị CFD của bạn. Các nhà đầu tư có thể giao dịch trên nhiều thị trường tài chính khác nhau thông qua CFD. 
 

Ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư chứng khoán phái sinh

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Đòn bẩy caoRủi ro cao
Có cơ hội lợi nhuận trong cả 2 chiều tăng giảm của thị trườngNhà giao dịch cần nhiều thời gian để quan sát và phân tích những biến động của thị trường
Giao dịch với tính thanh khoản nhanh chóng, khớp lệnh tức thời (T+0)

-

Rủi ro đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ được hạn chế

-

 

So sánh những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh và giao dịch chứng khoán cơ sở

 

STT

Nội dung

Chứng khoán cơ sở

Chứng khoán phái sinh

1

Ký quỹ

- Bắt buộc có đủ 100% tiền và mua đủ số cổ phiếu trước khi giao dịch


 

- Có thể vay ký quỹ để mua cổ phiếu. Chỉ có những cổ phiếu đạt tiêu chuẩn mới được phép giao dịch ký quỹ

- Chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng phái sinh


 

2

Các loại lệnh giao dịchATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTLATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL

3

Phương thức giao dịchKhớp lệnh và thỏa thuậnKhớp lệnh và thỏa thuận

4

Nguyên tắc khớp lệnhƯu tiên về giá và thời gianƯu tiên về giá và thời gian

5

Biên độ dao động giá± 7% (đối với sàn HOSE) ± 10% (đối với sàn HNX) ± 15% (đối với sàn UPCOM)± 7%

6

Giá tham chiếu

- Giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước


 

- Ngày giao dịch đầu tiên: mức giá do doanh nghiệp đăng ký và HNX, HOSE phê duyệt.

- Giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng tương lai trong ngày giao dịch liền trước


 

- Ngày giao dịch đầu tiên: là giá lý thuyết (do VSD tính toán và công bố).

7

Thời gian sở hữuKhông giới hạnSở hữu tối đa đến ngày đáo hạn

8

Số lượng niêm yếtCó giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành cổ phiếu)Không giới hạn

9

Khối lượng phát hànhTheo quy mô vốn của các doanh nghiệpKhông giới hạn

10

Khối lượng giao dịch tối thiểu

- Bội số 10 cổ phiếu (đối với sàn HOSE)


 

- Bội số 100 cổ phiếu (đối với sàn HNX và UPCOM)

1 hợp đồng

11

Khối lượng giao dịch tối đaKhông giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt hạn chế tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư cá nhân: 5.000 hợp đồng


 

- Tổ chức: 10.000 hợp đồng


 

- Nhà đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân): 20.000 hợp đồng

12

Thời gian thanh toánChưa được thực hiệnHình thức Tham gia vị thế bán

13

Thị trường giao dịchThị trường giao ngay (spot market)Thị trường phái sinh

14

Bán khốngKhôngNhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán mà không cần sở hữu tài sản cơ sở

15

Thời điểm thanh toán/ chuyển giaoNgay sau khi giao dịchMột thời điểm nhất định trong tương lai (Đã được thỏa thuận trước)

 

Lời kết
 

Thị trường chứng khoán phái sinh tuy được hình thành sau nhưng nó cũng đem lại cơ hội lợi nhuận không thua kém gì trước những thị trường chứng khoán khác. Trái lại, với ưu thế về vốn giao dịch tối thiểu và xu hướng thị trường, giao dịch chứng khoán phái sinh lại có vẻ chiếm ưu thế vượt trội so với giao dịch chứng khoán cơ sở. 

 

Mặc dù thế, không có gì là chắc chắn hay đúng 100% cả. Điều này cũng tương tự đối với một nơi đầy biến động như thị trường chứng khoán. Vì thế, dù có giao dịch trên thị trường nào, nhà đầu tư cũng cần phải có một chiến lược giao dịch đúng đắn, biết phân tích và phán đoán tình hình thị trường để đưa ra những quyết định phù hợp. 

 

TraderHub mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho quý đầu tư những kiến thức cơ bản nhất về giao dịch chứng khoán phái sinh và giao dịch chứng khoán cơ sở. Đồng thời phân biệt được những điểm mạnh, điểm yếu của hai loại thị trường này. Chúc quý đầu tư sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất và đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình giao dịch.

theo traderhub.vn

Bài viết liên quan


Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.