Đăng kíĐăng Nhập

Risk Aversion Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Với Trader?

Blackpinktrade

05:48, 25/11/2021

504

VIEW

Nội Dung

Risk Aversion – mức lo ngại rủi ro là thuật ngữ mà chúng ta thường thấy trong các bài phân tích của chuyên gia và yếu tố này cũng được xem như một trong các chất xúc tác cho hướng di chuyển giá của các cặp tiền tệ trên thị trường. Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn rõ ràng về risk aversion, thời điểm có mức lo ngại rủi ro trên thị trường và tác động của nó đến các đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối.

 

Risk Aversion – Mức lo ngại rủi ro là gì?

Tình trạng lo ngại rủi ro xảy ra khi các Trader rút các vị trí lệnh của họ đối với các tài sản/tiền tệ có lợi tức cao hơn để chuyển qua các loại tài sản/tiền tệ “an toàn”. Khi đối mặt với hai khoản đầu tư có cùng lợi nhuận kì vọng (nhưng rủi ro khác nhau), thì Trader sẽ thường thích loại có rủi ro thấp hơn. Lí do cho việc này tình trạng này sẽ xảy ra khi thị trường biến động mạnh, thiếu độ chắc chắn và khó lường. Thông thường, Trader có thể lựa chọn các loại tiền tệ có thể mang lại lợi nhuận cao để giao dịch, nhưng khi có dấu hiệu nhiều biến động, lo ngại rủi ro sẽ làm cho họ chuyển hướng giao dịch của mình.

 

Khi nào có risk aversion trên thị trường? Mức độ ảnh hưởng của risk aversion?

Tình trạng lo ngại rủi ro xảy ra nhiều nhất khi có khủng hoảng kinh tế, căng thẳng chính trị, quân sự hoặc thiên tai. Độ ảnh hưởng của risk aversion có thể rất mạnh mẽ trong các thời điểm biến động mạnh, khiến nó trở thành động lực chính của đồng tiền. Ví dụ khi tình hình kinh tế các nước đều bất ổn, thì đồng đô la Mỹ vẫn có thể mạnh hơn đồng euro do tình trạng lo ngại rủi ro, mặc dù nếu so USD với Yên Nhật (đồng tiền có mức tỷ giá thấp hơn) thì USD sẽ yếu đi.

Risk Aversion tác động đến các đồng tiền theo quy luật nào?

Risk Aversion khiến một số đồng tiền lãi suất cao giảm và các đồng tiền/tài sản “an toàn” tăng. Các đồng tiền có lãi suất cao là các đồng tiền dễ thay đổi giá trị, đồng tiền mạnh và nền kinh tế thiếu tính ổn định. Thông thường, đồng đô la Úc, New Zealand, Canada hoặc euro là các đồng có lãi suất cao. Các đồng tiền ổn định được xem là “nơi trú ẩn an toàn” gồm Franc Thụy Sĩ, Đô la Mỹ, Yên Nhật. Tài sản “an toàn” thường là trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi vì có lợi nhuận thấp hơn so với cổ phiếu.

Tóm lại, Risk Aversion là một yếu tố quan trọng cần lưu ý trong khi giao dịch, nhất là trong các khung thời gian hoặc thời điểm có nhiều biến động chính trị, kinh tế của các nước lớn. Trader nên chú ý đến các tin tức chính trị bất ngờ tiêu cực gần đây để theo dõi cặp tiền mà mình giao dịch tốt hơn.

  nguồn traderhub.vn

 

 


 

Bài viết liên quan


Đức Anh

Dùng Risk Aversion khi có nguy cơ rủi ro là quá chính xác rồi


Nhật Hoàng

Nhật Hoàng

2 năm trước

Risk Aversion tác động lớn nhỉ


Hữu Dũng

Hữu Dũng

2 năm trước

Nắm được tầm quan trọng của Risk Aversion thấy dễ dàng hơn hẳn


Kim Long

Kim Long

2 năm trước

Hi vọng tương lai sẽ có khởi sắc hơn khi biết dùng Risk Aversion đúng lúc


Thanh Tân

Thanh Tân

2 năm trước

Chính xác, mình đã từng được Risk Aversion trợ lực

Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.