Đăng kíĐăng Nhập

Hướng Dẫn Về Bờ Forex: Khu Vực Đồng Euro (Phần 2)

Trần Minh

02:24, 22/05/2022

264

VIEW

Nội Dung

 

Bạn đã từng thua lỗ sấp mặt khi trade? Có phải bạn đặt lệnh mua bán loạn xạ theo hệ tâm linh mà chẳng hiểu sao đột nhiên giá quay xe cực mạnh làm bạn bị đá margin call? Lý do là vì sao vậy? Làm sao để trade đúng, trade hợp “thiên thời địa lợi nhân hòa”? Series hướng dẫn sau đây sẽ cung cấp cho những bạn trader chưa chuyên một góc nhìn cặn kẽ hơn về cơ chế kinh tế đằng sau mỗi cặp EUR/USD hay GBP/JPY để bạn có thể vừa về bờ thành công, mà còn vừa có lời nữa. Hãy theo dõi series về bờ forex từ hôm nay, bạn nhé!

Tổng quan kinh tế khu vực đồng Euro (Eurozone)

Khu vực đồng euro (Eurozone), bao gồm hơn một nửa số quốc gia trong khối EU, được xếp hạng là khu vực kinh tế lớn nhất với GDP là 14,45 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Là một nền kinh tế định hướng dịch vụ, nhóm ngành dịch vụ chiếm 70% GDP của khối này.

 

Hơn hết, khu vực đồng euro còn là thị trường đầu tư hấp dẫn thứ hai đối với các nhà đầu tư quốc tế.

 

Với tư cách là một liên minh kinh tế, khu vực đồng tiền chung châu Âu có một hệ thống luật được tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là về thương mại. Quy mô cực lớn của toàn bộ nền kinh tế này khiến cho khu vực đồng euro trở thành một gã khổng lồ trên trường thương mại quốc tế.

 

Bởi vì các quốc gia riêng lẻ tại đây được nhóm thành một thực thể, điều đó cho phép họ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại diễn ra dễ dàng hơn, chủ yếu là với đối tác thương mại số một, Hoa Kỳ.

 

Việc tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế cũng có tác động đáng kể đến vai trò của đồng EUR dưới dạng một đồng tiền dự trữ.

 

Điều này là do các quốc gia giao dịch với khu vực đồng euro cần phải có một lượng tiền tệ dự trữ đáng kể để giảm rủi ro trao đổi ngoại tệ và giảm thiểu chi phí giao dịch.

 

Chính sách tiền tệ & tài khóa

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đóng vai trò là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của EU. Được lãnh đạo bởi Chủ tịch ECB hiện tại Christine Lagarde, Ban điều hành cũng bao gồm Phó Chủ tịch ECB và bốn nhà hoạch định chính sách khác.

 

Cùng với những chuyên gia hàng đầu từ các ngân hàng trung ương quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhóm lãnh đạo này cũng cấu thành Hội đồng Điều hành ECB, tức là họ có quyền bỏ phiếu về những điều khoản thay đổi chính sách tiền tệ.

 

Mục tiêu chính của ECB là duy trì sự ổn định giá cả trong toàn khu vự, mà đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Để đạt được mục tiêu này, khu vực đồng euro đã ký Hiệp ước Maastricht trong đó áp dụng một số tiêu chí nhất định cho các quốc gia thành viên. Dưới đây là một số điều khoản yêu cầu của hiệp ước:

 

• Tỷ lệ lạm phát của quốc gia không được vượt quá 1,5% so với mức lạm phát trung bình của ba nước có hiệu suất tốt nhất (tỷ lệ lạm phát thấp nhất).

• Lãi suất dài hạn không được vượt quá 2% lãi suất trung bình của các nước thành viên có mức lạm phát thấp.

• Tỷ giá hối đoái phải nằm trong phạm vi của cơ chế tỷ giá hối đoái trong ít nhất một vài năm.

• Mức thâm hụt chính phủ phải dưới 3% GDP.

 

Nếu có một quốc gia nào đó không đáp ứng các điều kiện này, quốc gia đó sẽ bị phạt với một khoản tiền phạt rất nặng. 

 

ECB cũng tận dụng lãi suất tối thiểu và các hoạt động của thị trường mở để làm công cụ chính sách tiền tệ của họ. Lãi suất tối thiểu hoặc lãi suất hồi cấu (repo rate) của ECB là lãi suất mà ngân hàng trung ương châu Âu cung cấp cho các ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên. Họ tận dụng mức lãi suất này để kiểm soát lạm phát.

 

Trong khi đó, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng để quản lý lãi suất, kiểm soát thanh khoản và thiết lập lập trường chính sách tiền tệ. Các nghiệp vụ này được thực hiện thông qua việc mua hoặc bán trái phiếu chính phủ trên thị trường.

 

Để tăng tính thanh khoản, ECB sẽ mua trái phiếu và thanh toán bằng euro, sau đó tiền mặt sẽ được lưu hành ra thị trường. Ngược lại, để thu hồi thanh khoản dư thừa, ECB sẽ bán trái phiếu để đổi lấy euro.

 

Ngoài việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đó, ECB cũng có thể lựa chọn can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạn chế lạm phát. Do đó, giới trader thường rất chú ý đến các lời nhận xét từ những thành viên Hội đồng Điều hành ECB vì những nhận xét này có thể ảnh hưởng đến đồng EUR.

 

Tìm hiểu về đồng euro

Ngoài việc được mệnh danh là đồng tiền anti-USD, đồng euro còn có biệt danh là “fiber”.

Một số ý kiến ​​cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ tuyến cáp quang xuyên Đại Tây Dương, được sử dụng để liên lạc giữa hai bờ, trong khi một số người cho rằng đó là từ loại giấy được sử dụng để in tiền giấy của châu Âu thời xưa. Dưới đây là một số đặc điểm khác của đồng euro.

 

Anti USD

Đồng euro thường được biết đến là đồng tiền anti-USD, cho nên EUR/USD là cặp tiền tệ được giao dịch tích cực nhất. Do đó, đây cũng là cặp tiền có tính thanh khoản cao nhất và có mức chênh lệch pip thấp nhất.

 

Bận rộn trong phiên London…

Đồng euro được giao dịch tích cực nhất vào lúc 8:00 sáng GMT, vào đầu phiên giao dịch tại London. Đồng tiền thường có rất ít chuyển động trong nửa sau của phiên giao dịch Hoa Kỳ, khoảng 5:00 chiều GMT.

 

Các mối tương quan

EUR/USD thường có sự gắn kết với những chuyển động của thị trường vốn, chẳng hạn như trái phiếu và cổ phiếu. Cặp đôi này có mối tương quan nghịch với chuyển động của S&P 500, một chỉ số có tác dụng thể hiện hiệu suất chung của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, mối tương quan này đã không đồng bộ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Bây giờ, EUR/USD cũng có mối tương quan thuận nhưng ít với chỉ số S&P 500.

 

EUR/USD cũng có mối tương quan nghịch với USD/CHF, phản ánh cách chuyển động gần như hoàn hảo của đồng Franc Thụy Sĩ với đồng euro.

 

Hãy đón xem loạt bài “về bờ forex” trong các phần tiếp theo nhé!

 

Theo Babypips

Bài viết liên quan


Tình hình ngày càng bất ổn


Hoàng Anh Tuấn

Hoàng Anh Tuấn

2 năm trước

Giờ không nói trước được điền gì


Lê Trung Nghĩa

Lê Trung Nghĩa

2 năm trước

Tìm hiểu thêm vụ này


Hoàng Minh Dũng

Hoàng Minh Dũng

2 năm trước

Đồng Euro đang bị ảnh hưởng tình hình căng thẳng


Lê Hoài Nam

Lê Hoài Nam

2 năm trước

Mình quan tâm bài viết

Bài hot nhất

Vtradetop.com
Liên hệ
Mail

VTrade là 1 trong các diễn đàn Forex lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cập nhật tin tức 24h nhanh nhất từ thị trường tài chính thế giới: tiền tệ, ngoại hối, chứng khoán phái sinh quốc tế, chứng khoán Mỹ, crypto, chỉ số kinh tế, ngân hàng trung ương, vàng và dầu. Ngoài ra Vtrade là một trang web đánh giá sàn Forex, sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam và quốc tế tốt nhất. Thông qua những bài đánh giá sàn này sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể trên con đường lựa chọn nơi đầu tư.

©2024 VTrade. All rights reserved.